Hướng dẫn cách nuôi tôm càng xanh trên ruộng trong vụ Hè – Thu (Phần 1)

Đa số nông dân có diện tích đất sản xuất và canh tác chủ yếu là lúa. Mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa sẽ tạo điều kiện cho những hộ nông dân sản xuất nhỏ nâng cao thu nhập mà không làm ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Ngày đăng: 12-11-2016

1,876 lượt xem

Tôm càng xanh là loài tôm có giá trị kinh tế cao và có thể nuôi trong nước ngọt. Nguồn tôm giống thường có sẵn trên thị trường. Người nuôi có thể thu con giống từ tự nhiên hoặc mua tôm giống nhân tạo từ các trại sản xuất tôm giống. Đa số nông dân có diện tích đất sản xuất và canh tác chủ yếu là lúa. Mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa sẽ tạo điều kiện cho những hộ nông dân sản xuất nhỏ nâng cao thu nhập mà không làm ảnh hưởng đến năng suất lúa theo kỹ thuật nuôi tôm.

Như hình trên ta thấy, tôm có thể sống trong ruộng lúa vụ Hè – Thu. Đây gọi là hệ thống lúa – tôm kết hợp. Một cách khác, có thể sản xuất lúa vụ Đông – Xuân và nuôi tôm trên ruộng trong vụ Hè – Thu. Cách này gọi là hệ thống nuôi luân canh nếu được lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm để cung cấp oxy cho tôm càng xanh.

 

Bước 1: Chọn nguồn tôm giống

Có hai nguồn tôm giống: tôm giống tự nhiên và tôm giống nhân tạo (từ các trại sản xuất giống, gọi là tôm bột).

 Đối với nguồn tôm giống tự nhiên, ta có thể mua từ những ngư dân dùng lưới đẩy hoặc lưới kéo để đánh bắt tôm ở những vùng nước lợ hoặc nước ngọt và có thể thả trực tiếp vào ruộng lúa theo hướng dẫn từ kỹ thuật nuôi tôm càng xanh chuyên nghiệp.

 Đối với nguồn tôm giống nhân tạo, các trại giống ở Việt Nam có thể cho đẻ dễ dàng và luôn có sẵn con giống, thường ở giai đoạn tôm bột. Khi mua tôm bột, ta cần phải dưỡng chúng trong ao ươm đến khi chúng đạt được kích cỡ tôm giống thì mới thả nuôi tôm thịt đồng thời lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm để cung cấp oxy cho tôm.

Có thể mua từ những ngư dân dùng lưới đẩy hoặc lưới kéo để đánh bắt tôm ở những vùng nước lợ hoặc nước ngọt

 

Tôm trứng chọn cho nở phải khỏe mạnh, không bị thương tích, không có dấu hiệu bệnh (đốm đen, đốm nâu, đóng rong,…), có trọng lượng tốt nhất là 50 – 80g và trứng có màu xám đen. Nên chọn đủ số lượng tôm trứng có màu sắc tương tự nhau để cho nở đồng loạt:

Hướng dẫn cách nuôi tôm càng xanh trên ruộng trong vụ Hè – Thu (Phần 2)

 

Bước 2: Ươm tôm bột

 Chuẩn bị khu vực ươm tôm

Đào mương có chiều rộng 3 – 4m và sâu 1 – 1,5m để làm khu vực ươm tôm bột. Xung quanh mương cần có bờ bao để tránh tôm lên ruộng trong giai đoạn này. Với diện tích 1.000m2 nuôi tôm thịt thì cần ao ươm có diện tích 50 – 60m2.

Xung quanh mương cần có bờ bao để tránh tôm lên ruộng trong giai đoạn này

 Chuẩn bị mương thả tôm bột

Mương phải được dọn sạch và phơi khô 2 – 3 ngày, sau đó, tiến hành diệt tạp. Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình dọn ao ươm tôm. Có thể dùng dây thuốc cá để diệt cá tạp với liều lượng 3 – 4g/m2 và bón vôi sống (CaO) 100 – 150g/m2. Sau 1 – 2 ngày, lấy nước vào qua lưới lọc đạt mức nước 0,8 – 1m.

Tôm càng xanh tăng trường bằng cách lột xác. Khi lột xác, chúng thường ẩn trốn để tránh địch hại. Vì vậy, nên thả chà tre xuống mương để tạo nơi ẩn nấp cho tôm. Bên cạnh đó nên lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm để cung cấp đầy đủ oxy cho tôm nuôi.

Sau 1 – 2 ngày, lấy nước vào qua lưới lọc đạt mức nước 0,8 – 1m

 Chuẩn bị sàng ăn

Khùng sàng ăn có dạng hình vuông, mỗi cạnh dài 0,8m, được làm bằng tre hoặc thanh sắt. May lưới có mắt lưới cỡ 1mm vào khung và dùng sợi nối 4 góc của khung. Sàng ăn dùng để kiểm tra tình hình sử dụng thức ăn của tôm.

May lưới có mắt lưới cỡ 1mm vào khung và dùng sợi nối 4 góc của khung để chuẩn bị sàng ăn cho tôm

 Cách thả tôm và cho tôm ăn

Mật độ thả tôm bột trong ao ươm thường là 50con/m2Vận chuyển tôm vào lúc sáng sớm hoặc buổi chiều khi trời mát. Thả nổi bao đựng tôm trong mương khoảng 30 phút để nhiệt độ nước trong bao và ngoài mương bằng nhau. Sau đó, mở bao và để tôm từ từ bơi ra ngoài.

Sau khi thả tôm ngày thứ 2, bắt đầu cho tôm ăn. Người nuôi nên dùng thức ăn công nghiệp bởi vì chế biến thức ăn có chất lượng tốt cho tôm bột rất khó khăn. Hơn nữa, giai đoạn này tôm còn nhỏ nên chi phí mua thức ăn cũng không nhiều. Từ ngày thứ 10 trở đi, có thể cho tôm ăn bổ sung bằng các loại mực, cua, ốc, cá tạp hấp chín.

Người nuôi nên dùng thức ăn công nghiệp bởi vì chế biến thức ăn có chất lượng tốt cho tôm bột rất khó khăn

Lượng thức ăn tối thiểu cần thiết cho tôm được trình bày trong bảng 2, nhưng đây chỉ là số liệu tham khảo. Trong thực tế, ao thường bị đục và tôm là loài ăn chậm nên chúng thường không thể kiếm được tất cả các hạt thức ăn. Do đó, một số người nuôi thường cho ăn với lượng nhiều hơn nhu cầu thực tế của đàn tôm. Cách cho tôm ăn thường là rải đều thức ăn trong ao ươm, cứ cách 3 giờ cho tôm ăn một lần (4 lần/ngày).

Lượng thức ăn tối thiểu cho 10.000 tôm mỗi ngày

Ngày sau khi thả

Lượng thức ăn (g)

1 – 10

25 – 35

11 – 20

40 – 50

21 - 30

60 – 80

 Điều chỉnh lượng thức ăn

Lượng thức ăn nên được điều chỉnh hợp lý bằng cách quan sát sàng ăn. Đặt sàng ở 4 góc ao trước khi cho tôm ăn. Kiểm tra sàng sau khi rải thức ăn khoảng 1 giờ và trước lần cho ăn tiếp theo. Nếu không còn thức ăn trong sàng thì tăng lượng thức ăn, ngược lại, nếu thức ăn vẫn còn trong sàng thì giảm lượng cho ăn.

(Còn nữa)

Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới:

Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát

 

 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT

Địa chỉ591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

0908 006 387