Kỹ thuật nuôi ấu trùng tôm sú giống (Phần 2)

Kỹ thuật chăm sóc Postlarvae tương tự như chăm sóc Mysis. Postlarvae thường bám vào thành, đáy bể và có khả năng bơi lội chủ động ngược dòng sục khí để bắt mồi, chúng có thể ăn thịt lẫn nhau khi đói. Vì vậy trong giai đoạn này phải cho tôm ăn thật đầy đủ, thức ăn chủ yếu là Artemia và thức ăn tổng hợp.

Ngày đăng: 28-11-2016

4,966 lượt xem

Các bước tiến hành (tt)

Quản lý bể nuôi ấu trùng

Đòi hỏi kỹ thuật viên vận dụng lịch chăm sóc chính xác và đầu tư thời gian thích đáng để kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động sống và phát triển của ấu trùng, thực hiện nghiêm ngặt các bước chăm sóc và có những điều chỉnh khi cần thiết theo đúng kỹ thuật nuôi tôm.

Chăm sóc Nauplius

Giai đoạn ấu trùng Nauplius dinh dưỡng noãn hoàn nên chưa phải cung cấp thức ăn. Việc chăm sóc chỉ cần cấp sục khí nhẹ, đều, không để ấu trùng chìm xuống đáy bể và thường xuyên quan sát, khi thấy xuất hiện ấu trùng Zoea thì bắt đầu cho ăn đồng thời lắp đặt cánh quạt nuôi tôm để cung cấp đầy đủ oxy cho tôm.

Chăm sóc ấu trùng Zoea

Ở giai đoạn này, ấu trùng có tính ăn lọc liên tục. Vì vậy, mật độ tảo trong bể nuôi phải được duy trì thường xuyên, mỗi ngày cho ăn 4 – 5 lần tảo tươi. Tảo được cho ăn từ giai đoạn Zoea 1 tăng dần dần ở cuối Zoea 1 đến Zoea 2, tăng tối đa ở giai đoạn Zoea 3 và giảm dần ở giai đoạn Mysis.

Trong giai đoạn Zoea 2, Zoea 3 có thể bổ sung thêm tảo khô, thức ăn tổng hợp 2 – 3 lần/ngày. Chú ý thường xuyên theo dõi trong bể ươm lượng thức ăn thừa hay thiếu để điều chỉnh. Phải xi-phông ngay mỗi khi nhận thấy phân ấu trùng đã vón cục chìm xuống đáy tránh gây ô nhiễm nước nuôi. Trong giai đoạn này ta chỉ cần thêm nước.

Chăm sóc ấu trùng Mysis

Ấu trùng giai đoạn này có tập tính bắt mồi chủ động, thức ăn là động vật phù du. Hiện nay thức ăn sử dụng để nuôi ấu trùng Mysis chủ yếu là ấu trùng Artemia. Đây là thức ăn thích hợp nhất và thuận tiện cho người sử dụng. Thức ăn tổng hợp được bổ sung xen kẽ với Artemia.

Mỗi ngày cho ăn khoảng 6 – 8 lần (chia đều thời gian và lượng thức ăn trong 2 ngày, chú ý tính toán lượng thức ăn sao cho vừa đủ, nếu dư thừa sẽ gây lãng phí và dễ gây ô nhiễm môi trường nuôi (ấu trùng Artemia nếu dư thừa chúng sẽ tiếp tục phát triển trở thành sinh vật cạnh tranh với ấu trùng tôm về thức ăn và dưỡng khí)).

Ấu trùng Mysis có nhu cầu dưỡng khí cao và có tập tính bơi lội dạng treo nên dễ bị lắng đáy. Do đó phải theo dõi kỹ càng để kịp thời có những điều chỉnh giúp ấu trùng bơi lội đều trong nước (như dùng vòi sục khí hoặc khuấy đảo nước để nâng ấu trùng lên). Phân của ấu trùng Mysis dạng rời rạc, lơ lửng trong nước nên phải thay nước để giữ ổn định môi trường đồng thời lắp đặt cánh quạt nuôi tôm để cung cấp oxy cho tôm. 

Thời gian biến thái của ấu trùng Mysis tùy thuộc vào nhiệt độ nước thông thường 4 -6 ngày ở nhiệt độ 27 – 29oC thì chuyển qua giai đoạn Postlarvae

Chăm sóc hậu ấu trùng Postlarvae

Kỹ thuật chăm sóc Postlarvae tương tự như chăm sóc Mysis. Postlarvae thường bám vào thành, đáy bể và có khả năng bơi lội chủ động ngược dòng sục khí để bắt mồi, chúng có thể ăn thịt lẫn nhau khi đói. Vì vậy trong giai đoạn này phải cho tôm ăn thật đầy đủ, thức ăn chủ yếu là Artemia và thức ăn tổng hợp.

Cũng có thể dùng thêm thức ăn chế biến như: thịt hàu, tôm bóc vỏ, trứng xay nhuyễn, hấp chín, chà qua lưới, lọc lấy phần hợp cỡ để cho ăn. Sau mỗi lần cho ăn phải kiểm tra xi-phông đáy thức ăn chế biến dư thừa trong bể.

Lưu ý: trong giai đoạn này tôm sử dụng nhiều thức ăn nên lượng nước cần thay hàng ngày cũng phải nhiều hơn. Khi Postlarvae đạt 13 – 15 ngày tuổi thì có thể thu hoạch, chuyển qua ao ươm thành tôm giống hoặc thả trực tiếp để nuôi thành tôm thịt.

 

Mật độ thả 1 – 2 con/m2 không sử dụng thức ăn nhân tạo, thường nuôi xen ghép với các đối tượng tôm cá tự nhiên năng suất tôm sú thường đạt 0,15 – 0,2 tấn/ha/năm. Năng suất tuy thấp nhưng sản phẩm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm:

Hình thức nuôi tôm sú thương phẩm

    

Quản lý chất lượng nước

Trong quá trình sống và phát triển, ấu trùng sẽ thải phân và vỏ (do lột xác) làm dơ bẩn nước nuôi. Vì vậy muốn giữ ổn định môi trường nuôi, hàng ngày phải tiến hành vệ sinh, thay nước theo đúng kỹ thuật nuôi tôm.

Cách vệ sinh thay nước:

- Xi-phông đáy: giảm nhẹ sục khí, dùng ống xi-phông hút ra toàn bộ đáy bể, loại bỏ hết cặn bã, thức ăn dư thừa, vỏ và xác ấu trùng chết ra ngoài qua vợt thu ấu trùng còn sống thả lại bể nuôi.

- Thay nước: dùng dụng cụ thay nước hút nước ra ngoài đến mức cần thay. Sau đó cấp nước mới có cùng điều kiện thủy lý, hóa vào (để tránh xảy ra sự thay đổi đột ngột về môi trường). Đồng thời cần bật cánh quạt nuôi tôm để cung cấp oxy cho tôm. 

 

Phòng bệnh

Trong quá trình nuôi ấu trùng, do mật độ ấu trùng cao, môi trường là nước nên bệnh tật rất dễ lây lan. Do đó những biện pháp lỹ thuật đúng đắn xuyên suốt toàn bộ quy trình từ khâu xử lý nước, chuẩn bị bể, chuẩn bị thức ăn, quá trình vận chuyển chăm sóc được xem là phương pháp phòng ngừa bệnh hữu hiệu nhất. Bởi vì nếu kiểm soát được các yếu tố môi trường và thức ăn phù hợp, sẽ giúp ấu trùng phát triển nhanh, khỏe mạnh, có khả năng kháng bệnh.

Ngoài ra trong quá trình sản xuất, có thể sử dụng một số loại thuốc, hóa chất để hạn chế phát triển một số loại nấm, vi khuẩn gây bệnh như:

- Treflan, Malachite green có tác dụng phòng nấm.

- Oxytertracylin có tác dụng phòng trị vi khuẩn.

 

Thu hoạch và vận chuyển

Thu hoạch

Rút cạn nước trong bể nuôi, dùng vợt vớt Postlarvae ra thùng, chậu. tiến hành định lượng Postlarvae bằng cách đong mẫu hoặc đếm so màu mẫu để tính số lượng Postlarvae xuất cho người ươm, nuôi. Đồng thời tính được kết quả sản xuất và tỷ lệ sống cho từng đợt sản xuất giống, hoặc toán lỗ, lãi.

Vận chuyển

Đóng tôm vào túi ni-lông có nước và oxy. Mật độ tôm trong bao tùy thuộc vào quãng đường và thời gian vận chuyển. Mật độ vận chuyển thông thường 300 – 500 PL/lít (với thời gian vận chuyển trên 10 giờ) 500 – 800 PL/lít (với thời gian vận chuyển dưới 10 giờ). Giữ nhiệt độ trong bao khoảng 20 – 24oC có tác dụng làm tôm ít hoạt động giảm lượng tiêu hao oxy, tôm không ăn thịt lẫn nhau. Do vậy, giảm được sự hao hụt trong quá trình vận chuyển.

 

Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới:

Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát

 

 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT

Địa chỉ591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

0908 006 387