Quản lý môi trường nước ao nuôi tôm sú (Phần 2)

Tôm là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiệt độ môi trường nước. Vì thế, một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng, thời gian bắt mồi của tôm, khoảng nhiệt độ thích ứng của tôm 25 – 30oC.

Ngày đăng: 05-04-2017

2,944 lượt xem

Điều chỉnh oxy hòa tan

Lượng oxy hòa tan trong nước ao ảnh hưởng trực tiếp điều kiện sống của tôm (đặc biệt ở ao nuôi công nghiệp có mật độ thả giống cao) yêu cầu hàm lượng oxy của tôm luôn lớn hơn 4mg/lít (tốt nhất từ 5 – 6mg/lít), lượng oxy trong ao nuôi được tiêu thụ bởi phân hủy các chất lắng đọng hữu cơ chiếm 50 – 70%, sinh vật phù du 20 – 45%, chỉ có 1 phần nhỏ oxy là do tôm tiêu thụ (5%). Nếu lượng oxy thiếu tôm sẽ nổi đầu và chết ngạt, thừa oxy sinh bệnh bọt khí ở mang theo đúng kỹ thuật nuôi tôm.

Để đảm bảo oxy hòa tan cho ao nuôi cần lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm theo đúng kỹ thuật nuôi tôm

Để đảm bảo oxy hòa tan cho ao nuôi cần lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm theo đúng kỹ thuật nuôi tôm

Có thể kiểm soát oxy hòa tan theo 3 cách:

- Lắp đặt hệ thống quạt nước và sục khí, cách làm này không chỉ làm nước được tuần hoàn, bổ sung oxy hòa tan trong nước ao tạo điều kiện để tôm lột xác cho và gom thức ăn dư thừa tập trung để hút đưa ra khỏi ao làm cho nền đáy sạch.

- Kiểm soát giữ mật độ sinh vật phù du ở mức độ tối ưu.

- Giảm tối thiểu các chất hữu cơ dư thừa (thức ăn tôm không sử dụng hết) bằng các chế phẩm vi sinh.

 

Quản lý nhiệt độ nước

Tôm là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiệt độ môi trường nước. Vì thế, một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng, thời gian bắt mồi của tôm, khoảng nhiệt độ thích ứng của tôm 25 – 30oC.

Nhiệt độ cao lượng oxy hòa tan có xu hướng giảm (do sự phân giải chất hữu cơ tăng). Trong khoảng nhiệt độ thích hợp nếu nhiệt độ càng cao thì hoạt động bắt mồi và trao đổi chất càng tốt, tôm càng lớn nhanh.

Để hạn chế sự biến động, nhiệt độ nước trong ngày lớn cần lưu ý:

- Giữ mực nước ao tối thiểu: 0,8 – 1m, tốt nhất nên 1,0 – 1,2m.

- Ở những ao có mực nước quá thấp do chưa có điều kiện xây dựng cải tạo ao từ đầu thì nên có mương trong ao (thường ở giữa ao) để làm nơi trú ẩn giai đoạn rét, nóng (đầu và giữa vụ).

Cần chú ý không nên rải thức ăn vào mương trú ẩn tránh gây ô nhiễm theo đúng kỹ thuật nuôi tôm

Cần chú ý không nên rải thức ăn vào mương trú ẩn tránh gây ô nhiễm theo đúng kỹ thuật nuôi tôm

 

Quản lý độ mặn

Độ mặn của nước ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, ảnh hưởng đến quá trình lột xác, điều hòa áp suất thẩm thấu tế bào. Độ mặn thấp tôm sú mau lớn nhưng vỏ mỏng dễ mắc bệnh. Ở mỗi giai đoạn phát triển của tôm có yêu cầu độ mặn khác nhau, ở Thái Bình đầu vụ nuôi độ mặn trung bình thường 12 – 18%o (khu vực bãi ngang); 8 – 12%o (khu vực cửa sông) tương đối phù hợp với giai đoạn ươm P15 (tuy nhiên phải trải qua thuần để không bị sốc khi thả), giữa và cuối vụ nuôi (tháng 7 - 8) mùa mưa độ mặn 5 – 10%o. Để khắc phục độ mặn biến động lớn do thời tiết biến động cần chú ý: Sau những cơn mưa lớn, mưa dầm kéo dài nước ao nuôi bị phân tầng nước mưa tầng trên nước mặn tầng đáy, hạn chế lượng oxy hòa tan xuống đáy ao. Vì vậy phải tháo bỏ lớp nước mặt qua cống thoát nước hoặc dùng máy bơm bổ sung nước mặn từ bên ngoài (vào lúc triều cường) đồng thời dùng máy quạt nước tạo dòng chảy đối lưu tầng mặt đáy, hạn chế sự phân tầng của nước ao nuôi.

 

Phòng bệnh cho tôm tức là áp dụng các biện pháp cần thiết để nâng cao sức đề kháng của tôm nuôi, tránh đưa mầm bệnh từ bên ngoài vào ao nuôi, ngăn ngừa mầm bệnh đã có ở tôm phát triển và lây lan:

Một số bệnh ở tôm sú và phương pháp xử lý (Phần 1)

 

Quản lý khí độc (NH3, H2S)

Hàm lượng NH3, H2S ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của tôm, hàm lượng cho phép: -H2S < 0,03mg/lít, tốt nhất < 0,01mg/lít.

- NH3 < 0,2mg/lít, tốt nhất < 0,1mg/lít.

Hai loại khí độc trên thường xuất hiện trong ao nuôi tôm thương phẩm đặc biệt ở thời gian nuôi cuối vụ (tháng thứ 3 - 4). Nó là kết quả của sự phân hủy các chất hữu cơ từ ngoài vào, thức ăn dư thừa, các chất thải của tôm, tảo chết.

- Khắc phục:

+ Hạn chế lượng thức ăn dư thừa bằng cách quan sát sức ăn của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, dùng thức ăn có chất lượng tốt để tôm sử dụng hết thức ăn.

+ Cải tạo đáy ao đúng tiêu chuẩn kỹ thuật (vét bùn, chất thải bẩn trong ao từ những vụ nuôi trước, lắng lọc nước hạn chế các chất hữu cơ bên ngoài).

+ Dùng hệ thống sục khí tăng hàm lượng oxy hòa tan trong ao đặc biệt tầng đáy tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển, sẽ làm giảm 2 loại khí trên đặc biệt H2S. Đồng thời dùng các chế phẩm vi sinh: BRF2, MZ xử lý các chất dư thừa trong nước.

Quản lý khí độc là việc cực kỳ quan trọng mà bà con cần chú ý

Quản lý khí độc là việc cực kỳ quan trọng mà bà con cần chú ý

Quản lý môi trường ao nuôi là công việc giữ vai trò cực kỳ quan trọng, môi trường xấu đi trong quá trình nuôi sẽ là cơ sở để mầm bệnh phát triển, tôm mắc bệnh là nguy cơ dẫn đến vụ nuôi tôm thất bại theo đúng kỹ thuật nuôi tôm. Hạn chế những biến động bất lợi của môi trường là tạo điều kiện cho tôm có sức khỏe để sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế rủi ro người nuôi tôm có thu nhập thấp.

 

Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới:

Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát

 

 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT

Địa chỉ591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

0908 006 387