Ảnh hưởng của môi trường nước đến quá trình nuôi tôm (Phần 1)

Môi trường nước ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của tôm là vấn đề thường được nhiều bà con đặt ra khi bắt đầu nuôi tôm. Vì vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho vấn đề này ngay sau đây nhé.

Ngày đăng: 30-07-2016

2,242 lượt xem

Vai trò của môi trường nước nuôi tôm

Nước cung cấp cho ao nuôi đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của vụ nuôi. Nguồn nước tốt

nhất để tạo môi trường sạch là lấy xa cửa sông để hạn chế ô nhiễm theo đúng kỹ thuật nuôi tôm. Nước lấy trực

tiếp từ nguồn thiên nhiên cần phải được xử lý trước khi đưa vào nuôi. Chất lượng nước nuôi tôm được quy định

theo bảng sau:


                                         Bảng tiêu chuẩn nước nuôi tôm theo 28 171: 2001

Thông số  pH  Độ mặn   DO  BOD  NH3_N NO2_N   H2S
Giá trị giới hạn  7,5
8,5
1525  >5mg/L  <10mgO2/L  0,1 mg/L 0,25mg/L 0,02mg/L



   

Ao nuôi tôm thường là ao đất có chiều sâu của ao khoảng 1,7 – 2,0m và mặt nước sâu khoảng 1,0 – 1,2m  là thích

hợp. Nếu ao quá sâu, ánh sáng mặt trời không xuyên tới đáy, thức ăn thiên nhiên dưới đáy không có cơ hội tạo

thành mà chúng là nguồn thức ăn ưa chuộng cho tôm. Hằng ngày theo dõi các chỉ tiêu oxy hòa tan, nhiệt độ, độ

trong, độ sâu và màu nước. Nếu chất lượng nước không tốt phải xử lý để đạt yêu cầu và các thông số này gây ảnh

hưởng đến tôm. Đây chính là những tiêu chuẩn được các chuyên gia đặt ra khi xây dựng kỹ thuật nuôi tôm chuyên

nghiệp.
                                        

 

                           Lựa chọn nguồn nước tốt là một trong những kỹ thuật quan trọng khi nuôi tôm


Độ pH


Chất lượng nước thay đổi phụ thuộc vào loại tảo trong nước nhưng tảo lại phụ thuộc vào độ pH. (pH > 8,6 – tảo

phát triển mạnh; pH < 8,2 – tảo quá thấp). Độ pH là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước. Phạm vi thích

ứng với tôm sú là 8,1 – 8,8 (tôm bé) và 7,5 – 8,8 (tôm vừa, tôm lớn). Thức ăn còn thừa, chất hữu cơ nhiều trong ao

làm độ pH giảm, nếu độ pH< 7, dùng các chế phẩm (Maifan Stone, Micro Power) hoặc các men vi sinh (Hitac Bio

Bacteria) để xử lý. Đầu mùa vụ, nếu độ pH > 9,0 thì dùng bột hạt trà (Sapoin), chế phẩm (Maifan Stone, Amino

Power, Hitac Bio Bacteria) để xử lý và tăng cường cung cấp oxy bằng quạt nước. Độ pH trong ngày biến đổi không

quá 0,5. Đây là một trong những kỹ thuật nuôi tôm cực kỳ quan trọng mà bạn nên ghi nhớ.

Xác định độ pH đúng chuẩn là điều quan trọng khi chuẩn bị nước cho ao nuôi

Khi thấy màu nước thay đổi (tảo lục màu nước ổn định; tảo khuê màu nước thay đổi), ta tiến hành đo độ trong

bằng dĩa Secchi. Độ trong nên đo vào 14 giờ và dựa vào độ trong đó để xác định khi nào cần thay nước. Trong

thời gian 1 – 45 ngày tuổi của tôm, độ trong của nước cần là 25 – 35cm; 45 – 95 ngày tuổi cần độ trong 30 – 49cm;

trên 96 ngày cần độ trong 35 – 40cm.
                                             
                                              Nuôi tôm đúng kỹ thuật giúp tôm phát triển nhanh và khỏe mạnh

Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi

                             tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát:

        Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát

 

 

 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT

Địa chỉ591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

0908 006 387