Kỹ thuật nuôi cá lồng

Nuôi cá lồng là hình thức nuôi cá thâm canh. Do môi trường nước lưu thông nên cá nuôi trong lồng có thể thả với mật độ dày; vật liệu làm lồng dễ kiếm. Có thể nuôi những loài cá ăn trực tiếp như: cá trắm cỏ, trê lai, rô phi, quả, ngạng, bống tượng…

Ngày đăng: 27-04-2017

4,345 lượt xem

Kỹ thuật nuôi cá lồng đơn giản, dễ làm và tận dụng được sức lao động của mọi độ tuổi. Thu hoạch cá lồng chủ động, hiệu quả cao. Tuy nhiên nuôi cá lồng dễ bị mắc bệnh và lây lan nhanh, nên việc nuôi phải thận trọng, theo đúng quy trình kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

 

Kết cấu lồng nuôi cá

- Vật liệu có thể dùng là tre luồng, gỗ, sắt, lưới nilon, lưới cước, lưới sắt nhúng nhựa.

- Phao giữ cho lồng cá nổi có thể dùng tre, luồng, nứa, thùng phuy, thùng nhựa, tấm xốp…

- Một lồng cá gồm các bộ phận chính như: thân lồng, pha, đà kê phao (còn gọi là xà đỡ), cửa lồng, lều bảo vệ và cá dây neo, cọc…

- Kích thước lồng nuôi phụ thuộc vào các yếu tố như: Độ sâu của nước nơi đặt lồng, tốc độ dòng chảy, nguyên vật liệu làm lồng và mục đích của người nuôi cá. Thông thường lồng nuôi cá có kích thước (dài x rộng x cao) là (3 x 2 x 1,5)m hoặc ( 4 x 2,5 x 1)m hoặc (6 x 3 x 1,5)m. Ngư dân thường gọi lồng nuôi cá theo những tên riêng như: lồng nan, lồng ống, lồng lưới, lồng cá giống, lồng cá thịt.

+ Lồng nan là loại lồng được làm bằng những thanh tre hoặc gỗ có bản rộng 3 – 4cm để thưng xung quanh lồng.

+ Lồng ống là loại dùng nguyên liệu cả cây thuồng luồng, cây hóp làm nan lồng. Những cây này được liên kết với nhau bằng cọc sắt thông qua các lỗ khoan.

+ Lồng cá giống thường là loại lồng nan có kích thước nhỏ và các khe hở giữa các nan lồng thường mau để tránh lọt cá.

+ Lồng nuôi cá thịt thường nuôi những các cỡ giống lớn, vì thế các khe hở giữa các nan rộng 2 – 2,5cm để lồng thông thoáng. Cũng có thể dùng lồng cá thịt để ươm cá giống nhưng bên trong thường mắc thêm giai may bằng xăm cước, đến khi cá lớn thì tháo bỏ.

- Với những loại lồng làm bằng nguyên liệu cứng có thể lắp ráp trên cạn, sau đó hạ thủy hoặc lắp ghép dưới nước bằng cách dùng đà kê phao rồi lần lượt lắp đáy dưới, các mặt bên rồi đáy trên; khi lắp xong bỏ 2 đà kê ra, lồng sẽ tụt xuống nước. Cách lắp dưới nước đỗ tốn công và nhẹ nhàng hơn.

Với lồng làm bằng vật liệu mềm (lưới) thì phải lắp ráp bộ khung trước, sau đó mắc lồng lưới đã khâu hoàn chỉnh vào khung

Với lồng làm bằng vật liệu mềm (lưới) thì phải lắp ráp bộ khung trước, sau đó mắc lồng lưới đã khâu hoàn chỉnh vào khung

 

Địa điểm đặt lồng

- Theo kỹ thuật nuôi cá nên chọn đoạn sông có dòng chảy lưu tốc độ trung bình 0,2 – 0,3m/s, không có dòng nước quẩn, có địa thế neo buộc vững chắc, dễ quản lý khi gặp gió bão.

- Nơi đặt lồng phải có nước lưu thông tốt, càng trong càng tốt. Ở sông nên chọn chỗ bờ thoải, không dốc đứng; đặt lồng ngập 1 – 1,2m và đáy lồng cách đáy sông hồ ít nhất 0,5m.

- Ở sông nước chảy, các lồng có thể đặt thành cụm, mỗi cụm có 15 – 20 lồng.

- Ở hồ chứa nước, mỗi cụm từ 10 – 15 chiếc, mỗi chiếc cách nhau từ 10 – 15m xếp so le để không che chắn nhau, giữ cho các lồng đều thông thoáng.

- Ở những sông chảy mạnh, mỗi lồng cách nhau 500m, ở suối và hồ chứa, mỗi cụm cách nhau 100m.

- Không neo lồng ở gần bến phà và gần các bến gỗ nứa lâm nghiệp, vì nước thối, bẩn có các chất độc do vỏ cây tiết ra. 

 Nơi đặt lồng không được gây cản trở cho tàu thuyền đi lại trên sông

 Nơi đặt lồng không được gây cản trở cho tàu thuyền đi lại trên sông

 

Thả cá

- Mật độ tùy theo khả năng cung cấp thức ăn nhiều hay ít mà có thể nuôi từ 40 – 60 con/m2 lồng ngập nước; cỡ cá giống từ 8 – 10cm, không thả cá quá chênh lệch nhau về cỡ lớn và lứa tuổi trong 1 lồng.

- Một điều quan trọng cần lưu ý là: Sự thay đổi đột ngột của môi trường khi chuyển cá con từ trong ao ra lồng. Ở trong ao nước tù, có độ phì nhiêu sinh vật cao và nhiệt độ nước cao hơn sông suối, do đó khi chuyển cá vào lồng phải giúp các quen với môi trường này. Trong lồng lưu tốc nước chảy mạnh làm cá bơi lội nhiều; nhiệt độ nước giảm làm giảm nhiệt độ thân thể cá (vì cá là động vật máu lạnh). Sự thay đổi này làm cá bơi nhanh hơn, khả năng kháng bệnh trong cơ thể sẽ kém, đồng thời cá sẽ mất nhiều năng lượng do việc di chuyển làm cho cá chậm lớn. Do đó khi thả cá vào lồng trong giai đoạn đầu có thể làm hàng rào cản nước để giữ một lưu tốc vừa phải chảy qua lồng, sau đó từ từ tháo rào để chúng quen với lưu tốc nước mạnh hơn. Như thế lúc đầu nên dùng nhiều lồng để thả cá với mật độ thưa hơn, sau khi cá thích nghi được với môi trường thì mới dồn cá lại với mật độ cao.

 

Trong nuôi trồng thủy sản nói chung, đặc biệt là các mô hình nuôi trong ao, hồ, ruộng lúa, mương vườn, nền đáy thủy vực nuôi có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nền đáy là nơi hầu hết các vật nuôi thủy sản sinh sống, săn bắt mồi, nghỉ ngơi, đặc biệt các loài thủy sản sống ở tầng đáy như tôm thì nền đáy gắn liền suốt vòng đời của chúng:

Kỹ thuật cải tạo nền đáy ao định kỳ giúp tăng cường sức khỏe cho cá

 

Thức ăn và chăm sóc cá lồng

Theo kỹ thuật nuôi cá thức ăn cho cá gồm: cám, bã, bột, củ, lá, quả, vỏ, rong, bèo… tùy theo cỡ cá mà thay đổi thành phần thức ăn. Trong giai đoạn còn nhỏ cá ăn ít, nên cho ăn nhiều thức ăn tinh, các loại cỏ, lá nên chọn loại non và thái nhỏ. Cá càng lớn, tỷ lệ thức ăn xanh càng tăng. Để tránh tình trạng cá lớn tranh mồi cá bé, hằng ngày nên cho cá ăn 2 – 3 lần. Khối lượng thức ăn mỗi ngày nếu dùng toàn cỏ phải đạt 20 – 30% khối lượng cá thả nuôi trong lồng. Muốn đảm bảo cá ăn đủ phải luôn theo dõi cá ăn để điều chỉnh kịp theo nhu cầu tăng dần.

Buổi sáng trước khi cho cá ăn cần làm vệ sinh, vớt hết rong, cỏ, lá còn thừa, cọ rửa các khe lồng cho thông thoáng

Buổi sáng trước khi cho cá ăn cần làm vệ sinh, vớt hết rong, cỏ, lá còn thừa, cọ rửa các khe lồng cho thông thoáng

Sau những ngày mưa, dòng nước thay đổi về màu nước, nhiệt độ, độ trong, lưu tốc, cần quan sát thường xuyên. Nếu thấy cá nhảy phải lấy cỏ tươi bịt kín mặt trước lồng từ trên xuống dưới để cá không bị trầy xước (không dùng tranh, cỏ rơm khô). Đồng thời dùng phên dày chắn phía trước lồng về phía trước nguồn để giảm bớt lưu tốc nước chảy qua lồng để thức ăn khỏi trôi đi. Kết hợp kiểm tra các nan lồng, dây buộc; thay thế, sửa chữa ngay những chỗ sắp hỏng, tránh gây thiệt hại.

Cách nuôi như trên, trong thời gian 8 – 9 tháng, cỡ cá thả 2g/con có thể tăng trọng đạt 2kg/con, tỷ lệ cá sống 90%, sản lượng đạt 12 – 20kg/m2 lồng. Nhìn chung, yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá là phẩm chất cá giống và yếu tố quyết định năng suất là thức ăn và chế độ chăm sóc. Do đó, khi đã chọn được môi trường thích hợp thì vấn đề thức ăn và giống cá là 2 khâu quan trọng.

 

Để cá có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt tạo oxy chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới:

Quạt tạo oxy chất lượng cao Đại Tam Phát

 

 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT

Địa chỉ591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

0908 006 387