Một số điểm cần lưu ý trong việc phòng và điều trị bệnh ở cá

Đối với cá nuôi bè (cá lồng), bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, nhưng vào mùa khô, do lưu lượng tốc độ nước yếu làm cho cá bị stress do thiếu oxy, nhiệt độ nước cao… dẫn đến cá mắc nhiều bệnh. Vì vậy, cần sử dụng chân vịt để quạt nước vào bè khi lưu tốc nước thấp hoặc khi nước đứng để tăng cường lượng oxy hòa tan cao trong bè, tối thiểu là 5mg/lít.

Ngày đăng: 19-05-2017

1,585 lượt xem

Khi mua cá giống

Nếu phát hiện thấy trong đàn cá có một số con xuất hiện những dấu hiện bệnh lý như: lở loét, tuột nhớt, vây đuôi bị đứt, bị gãy, trên thân có những có chấm đỏ… thì phải loại bỏ những cá thể đó càng sớm càng tốt vì chúng là nguồn lây lan bệnh tật cho những cá thể khác trong cùng đàn. Trước khi thả vào bè hoặc ao, cá giống cần được tắm bằng formalin 250ppm (250ml/m3 nước) trong 10 – 20 phút hoặc dung dịch nước muối natri clorua (NaCl 3%) trong 3 – 10 phút để loại bỏ một số loại ký sinh trùng như: trùng mỏ neo, rận cá, trùng bánh xe, sán lá 16 móc… Đây là một trong những bước quan trọng để phòng bệnh cho cá trong suốt quá trình nuôi.

 

Phòng bệnh tích cực

Một trong những biện pháp phòng bệnh tích cực cho cá nhất là việc giữ gìn môi trường nước trong bè và ao luôn sạch sẽ bằng cách cho ăn đầy đủ chất lượng và số lượng (tránh trường hợp cho ăn dư thừa, vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường nước trong bè hoặc ao nuôi). Thường xuyên trộn các loại khoáng chất và vitamin như: Bio – Actvit, Nutri – Fish, vitamin C 10%... vào thức ăn để cá có sức khỏe tốt, giúp phòng tránh bệnh tật. Thỉnh thoảng trộn kháng sinh vào thức ăn như: Kana – Ampicol, Colo – Neoflum, F – 2, Bio – flox, Enro – Ampitrim, Enro – colistin…

Không bố trí các bè quá sát nhau vì mầm bệnh sẽ dễ dàng lây lan từ bè này sang bè khác, đồng thời nước ở những bè phía dưới sẽ có chất lượng kém hơn các bè khác và nước ở những bè phía dưới sẽ có chất lượng kém hơn các bè phía trên, nhất là hàm lượng oxy hòa tan.

Cá sống trong môi trường nước có chất lượng kém như vậy sẽ yếu dần, tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công

Cá sống trong môi trường nước có chất lượng kém như vậy sẽ yếu dần, tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công

 

Khi mua thức ăn

Cần quan sát kỹ để đánh giá chất lượng thức ăn, nhất là các loại nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn tại bè hoặc ao nuôi. Không mua nguyên liệu bị ẩm, mốc hoặc có mùi chua. Đối với thức ăn viên, cần phải xem ngày sản xuất và thời hạn sử dụng, tránh dùng thức ăn đã quá hạn. Để thức ăn nơi khô ráo, thoáng mát, kê sàn gỗ trên nền nhà để tránh ẩm mốc. Lô thức ăn nào mua trước thì phải sử dụng trước là cách phòng bệnh cho cá hiệu quả hơn cả.

 

 

 

Vệ sinh bè sạch sẽ và sửa chữa bè sau mỗi vụ nuôi

Nếu có điều kiện kéo bè lên bờ thì sau khi vệ sinh sạch sẽ nên phun Iodine Complex For Fish nồng đồ 3‰ (3ml/l nước) và phơi nắng để tẩy trùng bè nuôi. Trong quá trình nuôi phải thường xuyên loại bỏ các loại rác bẩn bám vào 4 mặt bè, nhất là 2 mặt khai và thức ăn thừa, phân ở đáy bè để môi trường nước trong bè luôn sạch sẽ. Đối với ao nuôi, sau khi thu hoạch nên tháo cạn, bón vôi với liều 7 – 10kg/100m2 và phơi đáy ao từ 5 – 7 ngày trước khi cho nước mới vào nhằm mục đích tiêu diệt mầm bệnh, làm khoáng hóa nền đáy và tăng cường nguồn thức ăn tự nhiên trong ao. Đối với cá nuôi bè, khi cho cá ăn nên cho ăn ở nhiều cửa, tránh tình trạng cá tranh ăn sẽ gây xây xát, tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công và cá lớn không đều. 

Thả nuôi với mật độ thích hợp để cá lớn nhanh và có sức khỏe tốt

Thả nuôi với mật độ thích hợp để cá lớn nhanh và có sức khỏe tốt

Phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của cá thông qua việc quan sát bằng mắt và lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày. Khi cá có biểu hiện bệnh phải tiến hành điều trị ngay thì mới đạt hiệu quả cao vì lúc đó cá còn tương đối khỏe và ăn được thức ăn có trộn thuốc trị bệnh. Trước khi cho ăn thức ăn xuống để cá ăn hết thức ăn, tránh lãng phí thức ăn và thuốc cũng như gia tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Khi bón phân hữu cơ (phân chuồng) cho ao, không nên dùng tươi mà nên bón phân đã ủ cho hoai với 1% vôi

Khi bón phân hữu cơ (phân chuồng) cho ao, không nên dùng tươi mà nên bón phân đã ủ cho hoai với 1% vôi

 

Để cá có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt tạo oxy chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới:

Quạt tạo oxy chất lượng cao Đại Tam Phát



 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT

Địa chỉ591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

0908 006 387