Kỹ thuật cải tạo nền đáy ao định kỳ giúp tăng cường sức khỏe cho cá
Vai trò của nền đáy ao trong nuôi trồng thủy sản
Theo kỹ thuật nuôi cá, nền đáy cũng là nơi chứa đựng các sản phẩm tồn dư do trong quá trình nuôi chúng ta đưa xuống như: vôi, thuốc, hóa chất, phân tôm cá, xác tôm cá chết. Các sản phẩm hữu cơ theo thời gian, do sự rửa trôi, xói mòn, rò rỉ tích tụ dần xuống đáy ao nuôi. Cũng chính nơi đây quá trình hấp thu, phân giải, phân hủy vật chất hữu cơ diễn ra hết sức mạnh mẽ, các loại khí độc như hydro sunfua, nitric được sinh ra nhiều hơn và liên tục hơn với cường độ mạnh dần qua các tháng nuôi. Như vậy, nền đáy ao bị ô nhiễm do công tác cải tạo, xử lý ao trước mỗi vụ nuôi còn xem nhẹ hoặc tiến hành sơ sài, công tác nạo vét bùn đáy không đạt yêu cầu. Việc lấy nước trực tiếp từ sống rạch vào thẳng ao nuôi không qua hệ thống ao lắng lọc, ao xử lý. Lạm dụng quá mức trong việc dùng vôi, thuốc, hóa chất trong việc xử lý dịch bệnh, nguồn nước, môi trường; chưa quan tâm và đánh giá đúng vai trò của màu nước trong ao nuôi, dẫn đến tình trạng tảo không phát triển hoặc phát triển quá mức, gây hiện tượng nở hoa và tàn lụi dần, đóng góp vào nền đáy hàm lượng chất hữu cơ ô nhiễm đáng kể.
Cho cá ăn quá dư thừa, quản lý việc cho ăn còn thiếu kinh nghiệm, không bố trí việc cho tôm, cá ăn hợp lý như thời điểm cho ăn, địa điểm cho ăn, sử dụng loại thức ăn không đúng cho từng độ tuổi và khả năng tăng trưởng của cá
Hiện tượng sạt lở, xói mòn thường xuyên xảy ra, nhất là vào mùa mưa. Theo kỹ thuật nuôi cá, khi nền đáy ô nhiễm xuất hiện những ảnh hưởng đến vật nuôi thủy sản là quá trình phân hủy vật chất hữu cơ ở đáy ao diễn ra mạnh, có rất nhiều khí oxy trong ao được lấy để sử dụng cho quá trình này. Do vậy, ao dễ thiếu oxy cục bộ dưới đáy. Cùng với quá trình thiếu hụt dưỡng chất tại ao, nhiều khí độc được sinh ra như amoniac, hydro sunfua, nitric. Ngoài việc những khí này rất độc với tôm cá nuôi, những khí này còn tác động làm cho độ phèn (pH), hệ đệm bicarbonat… tăng giảm thất thường trong ngày, giữa sáng và chiều. Do những thay đổi này, cá tôm nuôi trong ao phải thường xuyên thay đổi, điều tiết, cân bằng nên dễ bị sốc. Mặt khác do độ phèn bất ổn nên quá trình quang hợp tạo khí oxy diễn ra rất hạn chế, nhưng quá trình hô hấp tạo khí cacbonic vào ban đêm vẫn diễn ra bình thường, cùng với quá trình phân hủy hữu cơ nơi đáy ao đưa tới việc gia tăng nhanh chóng hàm lượng khí cacbonic (CO2), gây khó khăn cho quá trình hô hấp của vật nuôi thủy sản trong ao, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống. Tôm cá nuôi trong ao thường tăng trưởng chậm, còi cọc, dễ bệnh và thời gian nuôi kéo dài. Những tác động này còn ảnh hưởng kéo dài đến vụ nuôi sau, gây khó khăn trong việc gây màu nước và giữ màu nước. Môi trường đáy ao dơ bẩn không còn là nơi an toàn để vật nuôi thủy sản trong ao sinh sống. Chúng dần chuyển lên tầng nước trên và gây nên sự tập trung cục bộ với mật độ dày. Ngoài những biện pháp tích cực thực hiện đồng bộ ngay từ công đoạn cải tạo và xử lý ao, nên vét bùn đáy, gia cố bờ…
Việc hạn chế tối đa dùng các loại thuốc, hóa chất và đặc biệt là quản lý thức ăn như hàm lượng, thành phần các chất trong thức ăn, lượng thức ăn hằng ngày sử dụng, số lần cho ăn trong ngày, vị trí cho ăn
Đặc biệt lưu ý đến thời điểm môi trường có những thay đổi bất thường, thời điểm vật nuôi có những thay đổi về mặt sinh lý như: tôm lột, cá bệnh… Cần phải điều chỉnh lại lượng thức ăn cho hợp lý. Trong nuôi trồng thủy sản ở dạng bán thâm canh, thâm canh, việc sử dụng máng ăn (sàng ăn) cần được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Đây là cơ sở vững chắc giúp người nuôi thủy sản đánh giá chính xác mức độ sử dụng thức ăn hằng ngày của vật nuôi, tình trạng sức khỏe của vật nuôi, tốc độ tăng trưởng của vật nuôi nhằm điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tại ao, tránh cho ăn theo dạng quán tính. Các mô hình nuôi thủy sản cần mạnh dạn đưa vào hệ thống nuôi của mình ao lắng lọc, ao xử lý thải và khai thác tối đa vai trò của các loại ao này. Định kỳ hàng tuần, nhất là từ tháng nuôi thứ 2 trở đi nên dùng chế phẩm sinh học, men vi sinh bón xuống ao giúp phân giải và giảm thiểu các chất độc hại, ngăn chặn sự phát tán của dịch bệnh, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của vật nuôi, Từ tháng nuôi thứ 2, việc thay nước dựa vào chất lượng nguồn nước ao nuôi, điều chỉnh lượng nước thay cho phù hợp. Sự thành công các mô hình nuôi thủy sản gắn liền với việc quan tâm và chủ động trong việc ổn định nền đáy ao nuôi theo hướng hợp lý, hướng các mô hình nuôi thủy sản thực sự ổn định, bền vững và hiệu quả.
Rong nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm, cá nói riêng, màu nước có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia hình thành chuỗi thức ăn tự nhiên, hệ lọc sinh học, ổn định các thông số môi trường… Nói cách khác, nuôi thủy sản muốn thành công, trước tiên cần phải nuôi và giữ màu nước ổn định, bền vững. Vậy màu là gì? Nuôi nước bằng cách nào? Vai trò cụ thể của màu nước ra sao? Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến màu nước? Cân bằng môi trường sinh thái hồ nuôi giúp phòng tránh bệnh tật cho cá |
Phương pháp cải tạo hiện tượng chai đáy ao
Hiện tượng chai đáy ao còn được gọi là hiện tượng ao bị lão hóa. Nguyên nhân của hiện tượng lão hóa là do môi trường xung quanh và môi trường trong ao nuôi bị tích lũy dần vật chất hữu cơ, chất độc, hóa chất xử lý ao và phòng trị bệnh làm cho đáy ngày một xấu đi. Sự tích lũy mầm bệnh cũng tăng dần trong quá trình nuôi, đặc biệt là những vùng nuôi liên tục (2 vụ trong năm).
Nuôi 2 vụ trong năm thời gian xử lý chất thải quá ngắn nên không thể cải tạo được nền đáy ao, hơn nữa nuôi 2 vụ trong năm sẽ không cắt được sự phát triển của mầm bệnh nên chúng có điều kiện để tồn tại và lan truyền bệnh
Việc bơm bùn ra môi trường cũng làm tăng nhanh quá trình lão hóa ao nuôi trong vùng. Hiện tượng lão hóa ao nuôi sẽ diễn ra nhanh hơn đối với mô hình nuôi thâm canh hay bán thâm canh so với mô hình quảng canh cải tiến hay tôm – lúa, tôm rừng. Mật độ nuôi càng cao thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh. Để làm chậm quá trình lão hóa thì cần áp dụng biện pháp hạn chế tích lũy chất hữu cơ và cắt đứt chu kỳ phát triển của mầm bệnh: xử lý chất thải và nước thải trước khi thải ra môi trường theo đúng hướng dẫn từ kỹ thuật nuôi cá chuyên nghiệp; chỉ nên nuôi 1 vụ trong năm, thời gian còn lại thì tiến hành xử lý chất thải; áp dụng các mô hình nuôi ít thay nước, nuôi kết hợp (kết hợp với các loài các ăn hữu cơ) hoặc nuôi luân canh (tôm – lúa, tôm – cá rô phi…) nhằm xử lý hoàn toàn chất thải; áp dụng các biện pháp sinh học để xử lý chất thải, hạn chế xử lý bằng biện pháp hóa học.
Để cá có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt tạo oxy chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới: |
Xem thêm