Một số bệnh thường gặp ở cá và phương pháp phòng trị bệnh cho cá (Phần 4)

Khi cá bị nấm thủy mi ký sinh, trên da xuất hiện vùng trắng xám tua tủa những sợi nấm nhỏ, mềm tạo thành những búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trứng cá bị bệnh có màu trắng đục.

Bệnh gan có mủ, phủ đầu

- Triệu chứng: Bên ngoài cá có biểu hiện xuất huyết, da bị viêm, mắt lồi. Trong nội tạng cá có xuất hiện các khối u nhỏ màu trắng phát triển trên các cơ quan của cá, đặc biệt là gan, thận, tỳ tạng. Cá bệnh nặng sẽ có dịch vàng trong xoang bụng.

- Phòng bệnh cho cáTrộn vào thức ăn: Vime – N333: 500g/300kg thức ăn. Vimenro 100g kết hợp với 90ml V 200 for fish trộn với 30kg thức ăn; Tăng cường bổ sung vitamin C và Vime – glucan for fish.

 

Bệnh da trắng, mất nhớt

- Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn Columnaris.

- Triệu chứng: Khắp da cá có một lớp nhớt dày bao phủ, cá tách đàn hoặc bơi lội yếu ớt, “treo râu” ở cá trê. Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, trên thân từng vùng bị trắng. Bệnh nặng xuất hiện các vết lở loét ăn sâu vào cơ. Trên vết loét có nấm ký sinh nên dễ nhầm với bệnh do nấm thủy mi. Vây cá bị rách xơ xác hoặc đứt cụt.

Bệnh nặng cá chết chìm dưới đáy

Bệnh nặng cá chết chìm dưới đáy

- Phòng bệnh cho cáÁp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp.

- Điều trị:

+ Dùng Vime – Yucca: 100g/300 – 400m3 nước

+ Các kháng sinh trộn vào thức ăn cá: Vimenro 100g/30kg thức ăn, Betacin 100g/50kg thức ăn, Vime – Cicep 500g/300kg thức ăn.

 

Bệnh thủy mi

- Nguyên nhân: Bệnh gây ra do 4 giống nấm Leptolegnia, Aphanomyces, Saprolegnia và Achlya, gây hại nhiều đối với nhiều loại cá nuôi giai đoạn cá con, cá thịt và trứng cá.

Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạnh khi nhiệt độ thấp (18 – 20oC), đặc biêt khi cá bị xây xát hoặc do viêm nhiễm ngoài da

Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạnh khi nhiệt độ thấp (18 – 20oC), đặc biêt khi cá bị xây xát hoặc do viêm nhiễm ngoài da

- Triệu chứng: Khi cá bị nấm thủy mi ký sinh, mắt thường khó nhìn thấy. Phần cuối của sợ nấm đâm sâu vào thịt cá. Phần đầu sợ nấm lơ lửng trong nước và có màu trắng. Cá có cảm giác ngứa ngáy, gầy và đen sậm đi. Bệnh thường xảy ra ở cá mè, cá rô phi, cá tra đã bị tổn thương cơ thể. Khi cá bị nấm thủy mi ký sinh, trên da xuất hiện vùng trắng xám tua tủa những sợi nấm nhỏ, mềm tạo thành những búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trứng cá bị bệnh có màu trắng đục.

- Phòng bệnh cho cáÁp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp.

- Điều trị:

+ Dùng Disina 1l/100 – 300m3 nước hoặc Fresh water: 100g/100 – 150m3 nước dùng lúc trời mát.

+ Xanh malachite liều lượng 1 – 2ppm tắm cho cá trong thời gian 30 phút hoặc liều lượng 0,05 – 0,2ppm tắm cá trong 24 giờ. Cá bệnh được tắm liên tục trong 3 – 5 ngày.

Để phòng bệnh do nấm thủy mi, ao ương nuôi phải được tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ nuôi. Khi cá bị xây xát cần phải tắm muối trước khi thả nuôi.

 

Trong các ao đầm nuôi cá sau ngập lụt thường xuất hiện nhiều loại cá tạp từ nơi khác đến, đồng thời cá nuôi cũng bị cuốn trôi đi nơi khác. Số cá còn lại sống trong môi trường nước ô nhiễm, thiếu thức ăn. Do đó, cần kiểm tra, chọn lọc lại đàn cá nuôi và bổ sung cá giống:

Phương pháp hạn chế bệnh cho cá nuôi sau ngập lụt

 

Bệnh thiếu vitamin ở cá

- Nguyên nhân: Thức ăn thiếu vitamin cũng thường xảy ra. Các triệu chứng thiếu vitamin của cá bao gồm: co giật, tăng trưởng giảm, da cá vị vẩn đục, có một lớp nhớt màu lam, cá lờ đờ, da cá bị mất màu và các gai vây bị biến dạng, cá chậm lớn, hay bị dịch bệnh.

- Triệu chứng: Thiếu vitamin cá sẽ có các hiện tượng sau:

+ Thiếu vitamin B1: Cá kém ăn, sinh trưởng chậm, cơ thể không ổn định và mất cân bằng, sủi bọt, da nhợt màu.

+ Thiếu vitamin B2: Thủy tinh thể bị đục, thân có màu tối, có sự xuất huyết ở da.

+ Thiếu vitamin B5: Thối mang, hoại tử và sẹo, mang ứa nhớt, cá lờ đờ, phản ứng chậm.

+ Thiếu vitamin B6: Rối loạn thần kinh, cá dễ bị kích thích và lồi mắt.

+ Thiếu vitamin B12: Hemoglobin thấp, hồng cầu dễ vỡ, cá chậm lớn.

+ Thiếu Inositol: Dạ dày sưng phồng, thời gian khí ở dạ dày tăng lên, có thương tổn ở da, cá chậm lớn.

+ Thiếu Biotin (vitamin H): Cá ăn kém, hồng cầu dễ vỡ.

+ Thiếu Niotinid acid (vitamin PP): Dạ dày bị phù.

+ Thiếu vitamin E: Hồng cầu dễ vỡ, chậm lớn.

+ Thiếu vitamin K: Làm kéo dài thời gian đông máu.

Vitamin C có chức năng giúp cá tổng hợp collagen và phát triển mô nâng đỡ giúp hấp thu sắt, tổng hợp acid mật cũng như nhiều hormon quan trọng. Vitamin C cũng có tác dụng kháng oxy hóa trong các mô giúp tăng khả năng chống bệnh, chịu đựng các đề kháng bệnh tốt hơn, ngăn chặn sự hình thành Nitrosamine… Khi thiếu vitamin C, quá trình này bị rối loạn, sức đề kháng của cá giảm, cá bị nhiễm bệnh.

Điều trị thiếu vitamin ở cá có thể bổ sung bằng các loại Premix cho cá làm cho cá hấp thụ được một số vitamin và khoáng chất vi lượng cần thiết cho quá trình sinh trường và phát triển

Điều trị thiếu vitamin ở cá có thể bổ sung bằng các loại Premix cho cá làm cho cá hấp thụ được một số vitamin và khoáng chất vi lượng cần thiết cho quá trình sinh trường và phát triển

 

Để cá có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt tạo oxy chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới:

Quạt tạo oxy chất lượng cao Đại Tam Phát

 


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng