Một số bệnh thường gặp ở cá và phương pháp phòng trị bệnh cho cá (Phần 3)
Bệnh nấm mang
- Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm thuộc Branchiomyces gây nên. Ao, hồ nước đọng, có nhiều chất hữu cơ, tảo phát triển dày đặc, thả nuôi với mật độ cao… sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây bệnh.
- Triệu chứng: Nấm gây bệnh qua hai con đường. Thông thường nhất là xâm nhập trực tiếp vào mang hoặc bào tử nấm xâm nhập vào ruột, sau đó vào mạch máu rồi đến mang để gây bệnh. Bào tử sau khi đến mang phát triển thành sợi nấm. Sợi nấm phân nhánh dọc theo các mạch máu của lá mang rối tiến vào sâu bên trong tổ chức mang gây loét mang, đứt rời các sợi mang làm cá ngạt thở. Bệnh phát triển rất nhanh, chỉ trong vài ngày có thể lan toàn bộ số cá nuôi nếu ao dơ bẩn. Tỷ lệ cá bệnh chết có thể lên đến 50%.
- Phòng bệnh cho cá: Đối với các ao thường xảy ra bệnh nấm mang, sau khi thu hoạch phải tháo cạn nước, dùng vôi diệt trùng ao (7 – 10kg/100m2 ao) và phơi đáy ao khoảng 1 tuần trước khi cho nước mới vào. Cứ khoảng 2 tuần nên dùng một đợt thuốc kháng sinh như: Kana – Ampicol, Coli – Neoflum, Kaneoquine – ADE, Coli – Fac, Bioflum, F – 2, Bio – flox, Enro – Colistin, Enro – Ampitrim trộn vào thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 ngày.
Bổ sung các loại thuốc, khoáng, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cá
- Điều trị: Cần bón thêm vôi nung (Ca(OH)2) để nâng pH của nước ao lên 8,5 – 9,0. Khi bón vôi cần lưu ý: Không được pH nước ao vượt quá giá trị 9,0. Thông thường, giá trị pH = 8,5 – 9,0 sẽ đạt được khi ta bón vôi nung vào ao với liều 2kg/100m2. Cho cá ăn vừa phải để tránh làm ô nhiễm nước ao. Hòa tan sulfat đồng (CuSO4) vào nước rồi tạt đều khắp ao với liều 0,5 – 0,7 ppm (tương đương 0,5 – 0,7 g/m3 nước). Với phương pháp điều trị trên, thường sau mộ tuần cá sẽ khỏi bệnh.
Khi cá bị nấm thủy mi ký sinh, trên da xuất hiện vùng trắng xám tua tủa những sợi nấm nhỏ, mềm tạo thành những búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trứng cá bị bệnh có màu trắng đục: Một số bệnh thường gặp ở cá và phương pháp phòng trị bệnh cho cá (Phần 4) |
Bệnh trùng bánh xe
- Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh do một số loài trùng bánh xe thuộc ba giống: Trichodinosis, Tripartiella và Trichodinella gây nên. Trùng có dạng hình tròn, đường kính thay đổi từ 25 - 96µm, khi vận động chúng quy tròn cơ thể như bánh xe nên gọi là trùng bánh xe. Chúng bám vào cơ thể cá nhờ đĩa bám. Chúng sinh sản vô tính bằng cách phân đôi và sự sinh sản diễn ra quanh năm. Sau khi rời cơ thể cá, trùng có thể sống tự do trong nước được 1 – 1,5 ngày. Đây là nguyên nhân khiến cho bệnh lây lan từ cá thể này qua cá thể khác.
- Triệu chứng bệnh lý: Trùng ký sinh trên mang, da và xoang miệng. Khi mới bị bệnh, da cá tiết nhiều nhớt màu trắng đục. Màu da cũng chuyển qua màu xám. Cá có cảm giác ngứa ngáy và thường nổi đầu trên mặt nước. Khi cá bệnh nặng, một số lượng lớn trùng bánh xe bám gần kín bề mặt của mang khiến cá bị ngộp do không lấy đủ lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Ngoài ra chúng còn phá hủy cấu trúc của mang làm cho mang ngày càng mất dần chức năng hô hấp. Do mang bị kích thích nên tiết ra nhiều nhớt màu trắng đục.
Cá bị bệnh nặng sẽ không định được hướng bơi, từ từ chìm xuống đáy ao hoặc bè rồi chết
- Mùa vụ xuất hiện bệnh: Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, đặc biệt khi nước có độ đục và hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng cao. Bệnh này thường gây hậu quả nghiêm trọng trên cá hương và cá giống. Tỷ lệ chết có thể trên 90% trong vòng 48 giờ.
- Phòng bệnh cho cá: Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi. Cho ăn vừa đủ để tránh trường hợp thức ăn dư thừa làm tăng hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng và ô nhiễm ao. Không mang cá bệnh thả chung với cá khỏe. Không cho nước từ ao cá bệnh sang các ao khác nếu chưa được triệt trùng. Trước khi ương cá phải tẩy ao, diệt trùng bằng vôi và ương với mật độ vừa phải và cho ăn đầy đủ. Chọn giống có chất lượng tốt. Sau khi thu hoạch cẩn tẩy dọn ao thật kỹ, bón vôi và phơi nắng đáy ao trong khoảng một tuần trước khi lấy nước mới vào ao. Phân hữu cơ trước khi bón vào ao cần phải được ủ cho hoai với 1% vôi. Thường xuyên trộn các loại thuốc bổ vào thức ăn để cá luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng bệnh.
- Phương pháp trị bệnh: Dùng formalin nồng độ 250ppm (250ml/m3 nước) tắm cá trong 20 – 30 phút. Bón canxi clorua (CaCl2) vào ao nuôi với liều 100g/100m2, lặp lại sau 3 – 8 ngày. Dùng muối ăn nồng độ 2 – 3% tắm cho cá 10 – 15 phút. Dùng đồng sunfat nồng độ 0,5 – 0,7ppm hòa tan cho trực tiếp xuống ao, sau một tuần cá có thể bình phục.
Nên trộn Bio – Activit, Nutri – Fish, Biozyme, Biopremix 22, vitamin C 10% liên tục vào trong thức ăn để cá mau lành bệnh
Để cá có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt tạo oxy chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới: |
Xem thêm