Ảnh hưởng của môi trường đến sức sống của tôm (Phần 1)

Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn để khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm do đó việc kiểm soát và quản lý môi trường sống là một trong những kỹ thuật nuôi tôm quan trọng mà bà con cần ghi nhớ và thực hiện chính xác

Việc thay đổi môi trường tự nhiên ven biển đã làm xuất hiện những vấn đề liên quan tới chất lượng nước và đất, sự cân bằng môi trường ảnh hưởng đến việc nuôi tôm.

Ô nhiễm liên quan đến ao nuôi tôm

Công nghệ nuôi tôm bắt đầu từ những năm 80 với việc phát triển kỹ thuật nuôi tôm con giống nhân tạo một cách hiệu quả. Từ đó, hoạt động nuôi tôm có sự chuyển đổi từ nuôi quảng canh, bán thâm canh sang nuôi thâm canh. Kỹ thuật nuôi tôm thâm canh bao gồm:
  + Tâng mật độ thả (trung bình 250.000 – 500.000 con giống/1ha).
  + Sự phụ thuộc lớn vào các trại nuôi con giống.
  + Phụ thuộc vào thức ăn chế biến.
  + Sử dụng hệ thống quạt khí.
  + Tăng chu kỳ trao đổi nước.

Nguồn nước trong ao nuôi rất dễ bị ô nhiễm nếu không được quản lý nghiêm ngặt

Nguồn nước trong ao nuôi rất dễ bị ô nhiễm nếu không được quản lý nghiêm ngặt

Như vậy, càng tăng cường hoạt động nuôi thâm canh thì nhu cầu quản lý môi trường nuôi càng cần thiết. Trong đó mức độ hủy hoại môi trường nuôi bên trong ao nuôi và bên ngoài xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  + Mật độ nuôi cao.
  + Sử dụng nhiều thức ăn chế biến sẵn.
  + Các ao bố trí dầy đặc bên cạnh nhau dọc theo miền duyên hải.
  + Không có ao xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi.
  + Tăng chu kỳ thay nước.
  + Chu kỳ làm sạch ao chưa hiệu quả.
  + Mức độ bài tiết của tôm tăng lên.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến nguồn nước trong ao nuôi tôm bị ô nhiễm
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến nguồn nước trong ao nuôi tôm bị ô nhiễm

Ô nhiễm do việc sử dụng thuốc và các hóa chất trong quá trình nuôi tôm

Phần lớn sản phẩm dư thừa trong quá trình nuôi tôm đã tích tụ dưới đáy ao. Đây chính là nguồn gây nguy hại cho tôm và hoạt động nuôi tôm. Bởi vì, lớp bùn đáy ao này rất độc, thiếu oxy và chứa nhiều chất độc như ammonia, nitrite, hydrogen sulfide. Con tôm luôn có xu hướng tránh khỏi vùng này và tập trung vào những khu vực sạch sẽ hơn. Do vật việc tôm tập trung vào một vùng sẽ làm giảm bớt diện tích cho ăn, cũng như tăng tính cạnh tranh trong khi ăn. Nếu như toàn bộ đáy ao bị dơ bẩn thì tôm bắt buộc phải sống trong môi trường ô nhiễm. Hơn nữa, lớp bùn dơ bẩn còn tác động lên nước trong ao khi nuôi tôm, làm giảm chất lượng nước.

Chất lượng nước và chất lượng đáy ao dơ bẩn sẽ tác động trực tiếp tới con tôm
Chất lượng nước và chất lượng đáy ao dơ bẩn sẽ tác động trực tiếp tới con tôm

Từ đó, con tôm luôn bị căng thẳng, thể hiện qua việc tôm kém ăn, mức tăng trưởng giảm và dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn như Vibriosis và dẫn đến việc tôm chết hàng loạt. Phần lớn các bệnh của con tôm đều có nguồn gốc từ môi trường mà chúng sinh sống, đây là một trong những kỹ thuật nuôi tôm và nhận biết chất lượng nước nuôi tôm để đảm bảo tôm sinh trưởng và phát triển tốt.

Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát:

Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát


 


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng