Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm

Tôm thẻ chân trắng có khả năng bắt mồi khỏe, lớn nhanh do đó thích hợp nuôi thâm canh, ít thay nước, mô hình tuần hoàn khép kín... mang đến sự tiện ích cho bà con đồng thời thu được năng suất lớn

Ngày đăng: 12-04-2016

14,268 lượt xem

 Tôm thẻ chân trắng là một trong những giống tôm đang được rất nhiều bà con nông dân chọn nuôi bởi năng suất 

cao, ít tốn công, tuy nhiên để bắt đầu nuôi tôm đúng cách bà con nông dân có thể tham khảo một số thông tin

hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm cụ thể sau:
 

Chọn vùng nuôi

- Địa hình phù hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng phải là vùng cao triều để thuận lợi cho việc cấp thoát nước và phơi

khô đáy áo khi cải tạo.

- Đất xây dựng ao phải là đất thịt hoặc đất thịt pha cát (tôm thẻ không thích sống ở ao đáy cát hoặc đáy bùn) ít mùn

hữu cơ có kết cấu chặt, giữ được nước, độ pH từ 5 trở lên.

- Nguồn nước chủ động, không bị ô nhiễm, độ pH từ 8,0-8,3, độ mặn từ 10-25%.

Lưu ý: nên chọn vùng nuôi ở nơi thuận lợi giao thông, gần nguồn điện, gần nơi cung cấp các dịch vụ cho tôm và có

an ninh trật tự ổn định.

Chọn vùng nuôi tôm quyết định rất lớn đến năng suất của tôm

Để tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm sú nước mặn, nước lợ, nước ngọt bà con có thể tham khảo bài viết sau:

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú (phần 3)

 

 

Thời vụ nuôi

- Ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ: vụ 1 (bắt đầu nuôi từ cuối tháng 3 đầu tháng 4 đến hết tháng 7), vụ 2 (bắt 

đầu nuôi từ tháng 10 đến hết tháng 12).

- Ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ: vụ 1 và vụ 2 (bắt đầu nuôi từ tháng 1, tháng 2 đến hết tháng 8),

vụ 3 (bắt đầu nuôi từ tháng 9 đến hết tháng 11).
 

Xây dựng công trình nuôi

- Diện tích ao nuôi 0,5 – 1ha.

- Độ sâu của nước 1,5 – 2m.

- Hình dạng của ao là hình vuông, hình tròn hoặc hình chữ nhật.

- Đáy ao bằng phẳng, có độ dốc khoảng 15o nghiêng về phía cống thoát nước.


Xây dựng ao chứa – lắng: diện tích bằng 25-30% ao nuôi để trữ nước và xử lý nước trước khi cho vào ao   .

Đáy ao nên cao bằng mặt nước cao nhất của ao nuôi để tự cung cấp nước cho ao nuôi bằng phương pháp bằng hình thức tháo cống. Có thể lấy nước biển vào ao chứa qua cống hoặc bơm tùy theo thủy triều, nếu mặn quá thì phải pha với nước ngọt để hạ độ mặn theo đúng kỹ thuật nuôi tôm thẻ trắng thương phẩm.

Xây dựng ao xử lý nước thải: diện tích bằng 5-10% ao nuôi để xử lý nước ao nuôi sau khi thu hoạch thành nước sạch không còn mầm bệnh mới được thải ra biển.

Xây dựng mương cấp, mương tiêu: diện tích bằng 10% để cấp nước cho ao nuôi và dẫn nước từ ao nuôi ra  ao  xử lý thải. Ao nuôi mương cấp cao bằng mặt nước cao của ao nuôi, mương tiêu thấp hơn đáy ao 20-30cm để   thoát hết nước trong ao nuôi khi cần tháo cạn.

Cống cấp và cống thoát nước: mỗi ao có cống cấp và cống thoát riêng biệt, khẩu độ cống phụ thuộc vào kích

thước ao nuôi, vật liệu xây dựng cống là xi măng (ao nuôi rộng 1ha cống có khẩu độ 1m đảm bảo từ 4-6h có thể cấp hoặc tháo cạn hết nước trong ao), cống tháo đặt thấp hơn chỗ thấp nhất của đáy ao nuôi 0,2-0,3m để tháo   hết  nước khi bắt tôm.

Hệ thống bờ bao, đê bao: bờ bao tối thiểu cao hơn mặt nước 0,5m độ dốc phụ thuộc vào chất đất quanh khu vực ao nuôi, đê bao thường là bờ của kênh mương cấp hoặc tiêu nước.

Bãi thải: tùy theo khu vực và mô hình nuôi tôm để thiết kế bãi thải nhằm thu gom rác thải, mùn bã hữu cơ ở đáy ao thành phân bón để tránh gây ô nhiễm môi trường.

Cải tạo ao nuôi

- Cải tạo đáy ao:

     Đối với ao mới: xây dựng xong cho nước vào ngâm 2-3 ngày rồi xả hết nước để tháo rửa (2-3 lần) rồi dùng vôi

bột để khử chua cả bờ và đáy ao. Lượng vôi tùy theo pH của đáy ao (pH 6-7 dùng 300-400kg/ha, pH 4,5-6 dùng

500-1000kg/ha), rắc vôi xong phơi ao từ 7-10 ngày rồi lấy nước qua lưới lọc sinh học có mắt lưới 9-10 lỗ/cm2, gây

màu nước để chuẩn bị thả giống.

    Đối với ao cũ: sau khi thu hoạch xong xả hết nước ao cũ, nạo vét hết lớp bùn nhão rồi cày xới đáy ao lên trộn

với vôi bột phơi khô từ 10-15 ngày sau đó lấy nước qua lưới lọc sinh học. Bón vôi xong pH ao phải đạt 8,0-8,3 mới

được thả giống.

Lưu ý: quá trình tu bổ bờ ao phải bắt diệt hết ếch, rắn các loại động vật làm hang ở bờ ao sau đó lấp hết các hang

quanh bờ ao.

- Diệt tạp: nước lấy vào ao qua lưới lọc để 2-3 ngày cho các loại trứng theo nước vào ao nở hết rồi tiến hành diệt

bằng Saponin với nồng độ 15-20g/m3 nước ao.

- Khử trùng nguồn nước: dùng hóa chất Chlorine có hàm lượng Cl 30-38% nồng độ 2g/m3 có tác dụng diệt khuẩn

rất tốt. Lưu ý không dùng Chlorine ngay sau khi rắc vôi sống làmtác dụng diệt khuẩn.

- Bón phân gây màu nước: làm tăng lượng oxy trong nước, ổn định chất nước, làm giảm các chất độc trong nước

, bổ sung thức ăn tự nhiên cho tôm, ổn định nhiệt độ nước, hạn chế tảo sợi và tảo đáy phát triển, hạn chế các loại

vi khuẩn gây bệnh phát triển.

- Lắp đặt quạt nước nuôi tôm: để cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho tôm đồng thời hỗ trợ thu gom chất thải, cặn

bã về một chỗ giúp bà con dễ thu gom.

Lưu ý: Hệ thống quạt nước không thể thiếu trong ao nuôi tôm bởi đây là hệ thống cung cấp oxy chính cho tôm do

đó nếu không lắp đặt hệ thống quạt nước thì việc nuôi tôm theo quy mô vừa và lớn là điều không thể.

Quạt nước nuôi tôm Đại Tam Phát                                  

 Đảm bảo hoạt động êm ái, tạo lượng oxy cần thiết cho tôm, có độ bền vượt trội.

 Hỗ trợ gom tụ chất thải về giữa ao, để thuận lợi cho việc xiphon đáy, làm cho môi trường ao nuôi luôn sạch sẽ.

 Giúp phân bố đều thuốc, chế phẩm hóa chất… trong nước ao.

 Tăng cường hoạt động của tôm giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ thức ăn được tốt hơn góp phần làm tăng hệ số 

chuyển đổi thức ăn.

 Giá thành hợp lý.

 

- Thả giống:


    Chọn tôm giống: tôm giống đạt tiêu chuẩn là tôm không mang các mầm bệnh, tôm phải khỏe mạnh, không dị

   hình, đầy đủ các bộ phận, các cơ đầy đặn, màu trong, ruột dạ dày nọ, thích bơi ngược dòng, lúc bơi hoạt bát cơ

   thể ngay thẳng, bên ngoài không có ký sinh trùng và vật khác.

    Ương tôm giống: ấu trùng tôm thẻ chân trắng rất bé do đó để đảm bảo tỷ lệ sống cao bà con nên tiến hành       

    ương tôm từ P15 (chiều dài từ 1-3cm) mới đưa vào ao nuôi. Giai đoạn này cho tôm ăn thịt nhuyễn thể hoặc cá 

    tươi  nghiền nhỏ trộn với thức ăn nhân tạo.

    Thả giống: thời gian thả giống là sáng sớm hoặc chiều mát lúc thời tiết tốt, không thả giống vào giữa trưa  

   hoặc lúc trời mưa to gió lớn, khí hậu thay đổi đột ngột ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm.

- Chăm sóc ao nuôi và thức ăn:

 Quản lý nguồn nước: kịp thời cải tạo, cung cấp thêm nước cho ao nuôi để đảm bảo cho tôm có môi trường sống

tốt.
 Thức ăn: thức ăn tốt chất lượng cao là thức ăn chế biến đúng thành phần, đủ chất, đủ lượng, quá trình phối chế

khoa học, vệ sinh, hệ số thức ăn thấp để tiết kiệm chi phí nuôi tôm đồng thời đảm bảo được năng suất tôm khi thu

hoạch.

                                                                                                      

Để biết thêm kỹ thuật nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh, thâm canh ít thay nước một cách chi tiết và bài bản bà con có thể tham khảo bài viết

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú (phần 1)

 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA VINH ĐẠI PHÁT

Địa chỉ515 Minh Phụng, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

0908 006 387