Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thịt sạch bệnh

Để nuôi tôm thẻ chân trắng thịt sạch bệnh bà con nông dân phải áp dụng đúng các kỹ thuật cần thiết trong suốt quá trình nuôi tôm thì mới đạt được năng suất cao.

Ngày đăng: 24-11-2015

3,442 lượt xem

Để nuôi tôm thẻ chân trắng thịt sạch bệnh bà con nông dân cần phải kết hợp cả 3 phương pháp: nuôi vỗ tích cực, nâng cao khả năng miễn dịch của tôm và rút ngắn thời gian nuôi thì mới mang lại kết quả tích cực. Cụ thể hơn bà con có thể áp dụng theo kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thịt sạch bệnh của 2 tác giả Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư trong cuốn “Kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng – NXB Nông nghiệp Hà Nội 2003” như sau:


Mật độ con giống

- Ao nuôi trước khi thả tôm giống phải được tiệt trùng sạch sẽ, bón phân gây màu, độ pH trong nước đạt 7-8, nhiệt độ trong nước đạt 22oC, nước sâu 80cm thì mới thỏa điều kiện thả giống.
- Mật độ thả tôm giống như sau:

  • Ao sâu < 1m: 12 con/m2.
  • Ao sâu > 1,2m: 12-18 con/m2.
  • Ao cao sản khép kín: 50-65 con/m2.

- Tôm giống tốt nhất là tôm cho đẻ cùng một đợt, thả một lần đủ số lượng nuôi, nơi thả thường là nơi sâu nhất của ao và thả ở đầu ngọn gió vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Quản lý chăm sóc

- Yêu cầu về chất lượng nước ao: nhiệt độ: 20-30oC, độ mặn: 10-25%, pH: 7-8, oxy: ≥ 4mg/l, BOD 5 ± 30mg/l, COD < 6mg/l, độ trong 30 ± 5cm, màu nước: xanh lục, xanh vỏ đậu hoặc màu mận chín, muối hòa tan: PO4-P = 0,1-0,3mg/l, SiO4-S = 2mg/l, NH4-N < 0,4mg/l, NH3 < 0,1mg/l.
Lưu ý: để đảm bảo lượng oxy trong nước cần dùng máy quạt nước nuôi tôm.

 

Quạt nước nôi tôm Đại Tam Phát

  • Đảm bảo hoạt động êm ái, tạo lượng oxy cần thiết cho tôm, có độ bền vượt trội.
  • Hỗ trợ gom tụ chất thải về giữa ao, để thuận lợi cho việc xiphon đáy, làm cho môi trường ao nuôi luôn sạch sẽ.
  • Giúp phân bố đều thuốc, chế phẩm hóa chất… trong nước ao.
  • Tăng cường hoạt động của tôm giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ thức ăn được tốt hơn góp phần làm tăng hệ số chuyển đổi thức ăn.
  • Giá thành hợp lý.

 

Thay nước bổ sung nước

Thông thường ao nuôi tôm năng suất cao thường rất ít thay nước, tuy nhiên bà con nông dân nên tiến hành thay nước trong một số trường hợp sau đây:

- Màu nước đột nhiên biến thành trong, đen, trắng hoặc các màu khác.
- pH dưới 7,5 hoặc trên 9, biến động ngày đêm trên 0,5.
- Sau khi chạy máy quạt nước, mặt nước xuất hiện nhiều bọt không tan, vật lơ lửng ở trong nước nhiều lên...
- Độ trong trên 80cm hoặc quá đục dưới 30cm.

Lưu ý: lượng nước thay mỗi ngày không quá 30%, một giờ không quá 10%.

Nước ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của tôm
Nước ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của tôm

 

 Để tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm sú luân canh trồng lúa, quảng canh, quảng cảnh cải tiến bà con có thể tham khảo bài viết:

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú (phần 2)
 

 

Thức ăn và kỹ thuật cho tôm ăn

Thức ăn nuôi tôm phải là thức ăn tốt chất lượng cao, đúng thành phần, đủ lượng, quá trình phối chế khoa học, vệ sinh, hệ số thức ăn thấp... kết hợp cho ăn khoa học, hợp lý, phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm, trạng thái của tôm thì mới cho năng suất cao. Ngoài ra để tính toán lượng thức ăn cần thiết cho tôm bà con có thể dựa vào 5 yếu tố sau đây:

- Số lượng tôm có trong ao.
- Kích cỡ tôm lớn, bé.
- Tình trạng sức khỏe của tôm, lột xác của tôm.
- Chất lượng nước ao nuôi.
- Tình hình dùng thuốc cho tôm trong thời gian qua.

Bên cạnh đó bà con cũng có thể căn cứ vào chiều dài của tôm để cung cấp lượng thức ăn phù hợp như:
 

Chiều dài tôm  Lượng thức ăn
1-2cm  150-200% trọng lượng tôm
3cm  100% trọng lượng tôm
4cm  50% trọng lượng tôm
5cm 32% trọng lượng tôm

Lưu ý: bà con không cho tôm ăn thức ăn kém phẩm chất (bị mốc, bị thối...), không cho tôm ăn khi ao đang bị ô nhiễm, khi trời đang mưa to gió lớn, khi tôm nổi đầu, lột xác...

Thời gian cho tôm ăn 5-6 lần trong ngày như sau:
 

Thời gian  Tỷ lệ thức ăn trong ngày
18-19h  35%
23-00h  15%
04-05h 25%
10-11h   15%
14-15h  10%

Cách xác định thức ăn thừa thiếu

Mỗi ao có diện tích 1.500m2 dùng vó để kiểm tra lượng thức ăn, vó đặt cách bờ khoảng 3-4m nơi gần quạt nước, thức ăn cho vào vó khoảng 1-2%, thời gian kiểm tra thức ăn phụ thuộc vào kích cỡ của tôm, cụ thể như sau:

Chiều dài tôm Thời gian kiểm tra
5cm  3h/lần
8cm  2-2,5h/lần
9cm 1,5-1h/lần

 

Cách xác định tỷ lệ sống của tôm

- Thả tôm giống vào giai đặt trong ao nuôi có mật độ giống như tôm nuôi trong ao, sau 10 ngày xác định 1 lần, tỷ lệ sống trong giai kém ngoài ao 5-10%.

- Dùng chài quăng nhiều lần ở nhiều điểm khác nhau trong ao để tính ra tỷ lệ sống của tôm theo công thức:
Tỷ lệ sống = Số tôm đánh được bình quân trong một lần chài (con) / Diện tích chài (m2) x Diện tích ao (m2)k.

K là hệ số kinh nghiệm nếu:

- Nước sâu 1m, chiều dài tôm 6-7cm => k = 1,4.
- Nước sâu 1m, chiều dài tôm 8-9cm => k = 1,2.
- Nước sâu 1,2m, chiều dài tôm 6-7cm => k = 1,5.
- Nước sâu 1,2m, chiều dài tôm 8-9cm => k = 1,3.

 

Để tìm hiểu thêm kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm bà con có thể tham khảo bài viết

Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật nuôi tôm thẻ
chân trắng thương phẩm

 

 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT

Địa chỉ591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

0908 006 387