Nắm bắt kỹ thuật nuôi tôm sú đúng cách sẽ giúp người dân hạn chế được rủi ro trong suốt quá trình nuôi tôm cũng như tăng sản lượng tôm khi thu hoạch nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hơn.
Ngày đăng: 11-04-2016
5,498 lượt xem
Ở bài trước chúng tôi đã chia sẻ 3 kỹ thuật nuôi tôm sú cơ bản là bán thâm canh, thâm canh và thâm canh ít thay nước và ở bài này chúng tôi tiếp tục chia sẻ thêm 3 kỹ thuật nuôi tôm sú ưu việt sau đây:
Kỹ thuật nuôi tôm sú luân canh trồng lúa
Theo Trung tâm Thông tin KH & CN Thành Phố Hải Phòng kỹ thuật nuôi tôm sú luân canh trồng lúa như sau:
- Mùa vụ: thả tôm giống từ giữa tháng 02 và thu hoạch vào cuối tháng 07. Sạ hoặc cấy lúa từ tháng 08 đến tháng 12.
- Xây dựng ao ruộng: mỗi ruộng nuôi phải có bờ và mương bao xung quanh, đỉnh bờ cao hơn mực nước lũ trong năm ít nhất 0,5m trở lên; mương bao rộng từ 3 – 4m, sâu từ 1 – 1,2 m. Ngoài ra mỗi ruộng nuôi nên có ao lắng diện tích bằng 20 – 30% diện tích nuôi và có 01 ao ương chiếm 10% diện tích nuôi.
- Chuẩn bị ruộng nuôi tôm:
Cải tạo ruộng nuôi: làm sạch gốc rạ trên ruộng → sên vét lớp bùn đen ở dưới ao, gia cố bờ bao, cống bọng → dùng vôi CaO rải đều khắp ruộng với liều lượng 7 – 10 kg/100m2 → Phơi ruộng 5 - 7 ngày → lấy nước vào ruộng nuôi.
Lấy nước vào ruộng nuôi: nước được lấy từ ao lắng hay bơm trực tiếp từ kênh cấp qua túi lọc, nước có độ mặn ≥ 5%, pH ≥ 7, độ kiềm ≥ 30 mg/lít, nước không phát sáng, ít phù sa. Lượng nước lấy vào phải ngập mặt ruộng từ 0,5 m trở lên.
Diệt cá tạp: sử dụng Saponin với lượng từ 15 – 20g/m3, ngâm saponin trong nước khoảng 12 giờ sau đó tạt đều khắp ao.
- Gây màu nước: dùng các loại phân vô cơ như DAP, NPK hoặc Ure + Lân (tỷ lệ 1:1) với liều lượng 15 – 20 kg/ha để gây màu nước. Có thể gây màu bằng phân hữu cơ tự chế như 3 kg cám gạo + 1 kg bột cá + 1 kg bột đậu nành, nấu chín hỗn hợp này tạt cho 1000 m3 vào lúc trời nắng.
- Quạt nước và thời gian chạy quạt nước: vị trí đặt quạt cách bờ 3 – 5m hay cách chân bờ 1,5m. Khoảng cách giữa 2 cánh quạt 60 – 80cm, lấp so le nhau. Tùy theo hình dạng ao mà bố trí hệ thống quạt nước phải đảm bảo nhu cầu oxy cho tôm nuôi và gom chất thải vào giữa ao.
Lưu ý: Hệ thống quạt nước không thể thiếu trong ao nuôi tôm bởi đây là hệ thống cung cấp oxy chính cho tôm do đó nếu không lắp đặt hệ thống quạt nước thì việc nuôi tôm theo quy mô vừa và lớn là điều không thể.
Quạt nước nôi tôm Đại Tam Phát Đảm bảo hoạt động êm ái, tạo lượng oxy cần thiết cho tôm, có độ bền vượt trội. Hỗ trợ gom tụ chất thải về giữa ao, để thuận lợi cho việc xiphon đáy, làm cho môi trường ao nuôi luôn sạch sẽ.
Giúp phân bố đều thuốc, chế phẩm hóa chất… trong nước ao. chuyển đổi thức ăn. Giá thành hợp lý. |
- Chọn giống và thả giống:
Chọn tôm giống: quan sát thấy tôm sú giống tỏ ra linh hoạt, khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, màu sáng, đuôi xòe khi bơi lội, phản xạ nhanh nhẹn, phân bổ đều trong bể nuôi, hình dáng thon dài, ruột đầy thức ăn (khả năng bắt mồi tốt), tỉ lệ tòe đầu nhỏ hơn 10%.
Thả giống: trước khi thả tôm ít nhất 01 ngày kiểm tra các yếu tố môi trường và điều chình cho phù hợp. Có thể thả vào ao ương thuần dưỡng 15-20 ngày rối mới thả ra ao nuôi. Trong điều kiện ruộng nuôi chuẩn bị tốt thì có thể thả trực tiếp tôm vào ruộng. Thời điểm thả: 6-7h sáng hoặc 5-6 h chiều, không thả giống lúc trời sắp mưa, đang mưa. Mật độ thả 7-10 con/m2.
- Chăm sóc quản lý:
Quản lý thức ăn: trong mô hình nuôi tôm luân canh với trồng lúa, thức ăn tự nhiên chiếm một phần quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho tôm sinh trưởng do vậy trong tháng đầu của chu kỳ nuôi cần định kỳ 10 -15 ngày bón phân cho ruộng để duy trì màu nước tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm. Từ tháng thứ 2 trở đi cần bổ sung thức ăn công nghiệp. Cho tôm ăn mỗi ngày 2 lần vào 6–7h sáng và 5h–6h chiều.
Quản lý môi trường: quản lý màu nước (bón phân hoặc các hợp chất gây màu khác trong 2 tháng đầu, khi có dấu hiệu tảo tàn thì thay 30% nước hoặc sử dụng men vi sinh), quản lý nền đáy ao (định kỳ bón Dolomite, Zeolite kết hợp với men vi sinh, vớt tảo tàn trên mặt nước).
- Thu hoạch: sau thời gian nuôi 4 tháng khi tôm đạt kích cỡ 30 – 35 con/kg thì thu hoạch, có thể thu tỉa sau đó rút cạn nước thu toàn bộ.
Luân canh trồng lúa là kỹ thuật nuôi tôm sú đang được rất nhiều bà con lựa chọn
Kỹ thuật nuôi tôm sú quảng canh thường
Theo Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận, hình thức nuôi tôm quảng canh thường là nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên trong ao do đó mật độ tôm trong ao thường thấp, diện tích ao nuôi thường lớn để đạt sản lượng cao. Khi nuôi tôm theo kỹ thuật nuôi tôm sú quảng canh thường bà con thường ít tốn vốn vì không tốn chi phí giống và thức ăn, kích cỡ tôm thu lớn, giá bán cao, cần ít nhân lực cho một đơn vị sản xuất (ha) và thời gian nuôi thường không dài do giống đã lớn.
Quảng canh thường là hình thức nuôi tôm có ít vốn đầu tư nhất
Tuy nhiên, hình thức nuôi tôm sú này cũng đi kèm theo một số nhược điểm như: năng suất và lợi nhuận thấp, thường cần diện tích lớn, để tăng sản lượng nên khó vận hành và quản lý, nhất là ở các ao đầm tự nhiên có hình dạng không cố định, giá đất cao do đó không mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu.
Để tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm sú nước mặn, nước lợ, nước ngọt bà con có thể tham khảo bài viết sau: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú (phần 3) |
Kỹ thuật nuôi tôm sú quảng canh cải tiến
Theo Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn TPHCM kỹ thuật nuôi tôm sú quảng canh thường như sau:
- Khi nuôi tôm Sú có ghép cá và cua, giống tôm sú phải đạt kích cỡ 4 – 5 cm/con (Post larvae 45 trở lên).
- Sau khi nuôi được 1 tháng thì mới tiến hành thả cá và cua:
Đối với cua: cua giống đạt kích cỡ 1,5 – 2 cm thả ghép với mật độ là 0,2 con/m2.
Đối với cá: nuôi ghép cá Măng có giá trị kinh tế cao hơn các loài cá khác hoặc nuôi cá rô phi đen hoặc cá rô phi đỏ vì chúng là những loài cá hiền có tập tính ăn mùn bã hữu cơ nên có tác dụng làm sạch đáy. Cá thả ghép nên chọn cá giống có kích thước 10-20 g/con và thả với mật độ 0,1 con/m2.
Hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến rất thân thiện môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi, đặc biệt không làm suy thoái vùng nuôi, giúp người dân sản xuất liên tục nhiều năm với hiệu quả ổn định.
Hình thức nuôi tôm sú quảng canh cải tiến cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao
Để tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh ít thay nước bà con nông dân có thể tham khảo bài viết sau: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú (phần 1) |
Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!
MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!
GỌI NGAY - 0908 006 387
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM
CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT
Địa chỉ: 591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM
Gửi bình luận của bạn