Kinh nghiệm để thành công trong việc chọn giống nuôi tôm

Tôm giống phải được nuôi dưỡng bằng nguồn thức ăn chất lượng cao, nuôi bằng quy trình vi sinh. Không dùng nhiều kháng sinh. Tôm giống khi chọn để thả nuôi dù là nuôi công nghiệp hay nuôi quảng canh cải tiến thì phải đạt tiêu chuẩn.

Ngày đăng: 29-09-2018

1,063 lượt xem

Ý nghĩa của việc chọn giống tôm 

Để thành công trong mọi kỹ thuật nuôi tôm, việc chọn giống nuôi tốt có ý nghĩa rất quan trọng. Trong thời gian qua, từ những mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến dã rút ra được những kinh nghiệm để chọn được giống đạt tiêu chuẩn trong quá trình nuôi. Hiện nay thị trường có 2 nguồn giống chủ yếu:

- Nguồn giống được sản xuất từ các trại giống địa phương.

- Nguồn giống được sản xuất từ các trang trại giống tập trung như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Phan Rang, Nha Trang…

kỹ thuật nuôi tôm

Chọn giống tôm cực kỳ quan trọng đối với quá trình nuôi tôm

 

Chất lượng nguồn tôm bố mẹ đóng vai trò quna trọng trong việc sản xuất chất lượng

Đối với tôm sú:

- Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ tôm biển, đặc biệt là từ rạch gốc;

- Trọng lượng: Tôm cái đạt 200g trở lên, tôm đực khoảng 100g trở lên;

- Màu sắc: Tươi sáng, không có mầm bệnh đốm trắng, đầu vàng (kiểm tra bằng PCR).

Đối với tôm thẻ:

Nguồn gốc: Xuất sứ từ Hawaii;

Trọng lượng: Bình quân trên 20g, đều quan trọng là phải sạch bệnh.

Nguồn tôm giống để thả tôm nuôi phải có nguồn gốc bố mẹ như trên và được cho đẻ lần thứ 1, thứ 2, nếu đẻ từ lần thứ 3 trở đi thì chất lượng tôm giống sẽ kém hơn, nuôi chậm lớn hơn. Tôm giống phải được nuôi dưỡng bằng nguồn thức ăn chất lượng cao, nuôi bằng quy trình vi sinh. Không dùng nhiều kháng sinh. Tôm giống khi chọn để thả nuôi dù là nuôi công nghiệp hay nuôi quảng canh cải tiến thì phải đạt các tiêu chuẩn sau:

Trước hết là kích thước tôm con. Theo kỹ thuật nuôi tôm tiêu chuẩn chọn tôm con phải đều. Trong nguồn tôm có nhiều con có kích thước khác nhau thì có thể không phải là do chúng cùng một nguồn tôm mẹ mà do rất nhiều nguồn tôm mẹ khác nhau hoăc thời gian nở cũng có thể khác nhau hay là do kỹ thuật người nuôi không tốt.

Nếu kích thước của tôm khác nhau thì rất bất lợi trong việc cạnh tranh thức ăn. Tiêu chuẩn cho phép để làm tôm giống là chúng phải có đồ dài đều 12mm. Những con có kích thước nhỏ hơn phải có mật độ số không quá 5% trong tổng số tôm giống.

Màu sắc tôm con cũng rất quan trọng. Bình thường màu của tôm con có màu đen tro là tốt nhất. Không nên sử dụng những loại tôm có nhiều màu hoặc tôm có màu trắng bợt. Đó là loại tôm đã rất yếu, nên nếu chăm không tốt chúng rất dễ bị chết.

Ở các con tôm giống, các cơ quan như: chân, râu của tôm phải hoàn chỉnh. Các bộ phận này tuy không dài và cứng như tôm trưởng thành, nhưng các cơ quan phải đầy đủ và không bị dị hình. Khi bơi, chân, đuôi của tôm phải xòe ra hết cỡ, đó là loại tôm giống khỏe. Hơn nữa, thịt ở phần bụng của tôm phải đầy đặn, căng và chắc, ngoài vỏ phải nhẵn và bóng. Đó là loại tôm khỏe. Trên thâm tôm sú có 6 đốt ở phần bụng. Nhìn chung, loại tôm có đốt bụng càng dài thì lớn càng nhanh. Theo kinh nghiệm của người nuôi tôm cho thấy, những con tôm có đốt bụng càng dài thì nhanh lớn hơn những con tôm có đốt bụng ngắn. Còn vị trí râu thứ nhất (sau này là đôi râu dài nhất) có hình chữ V, hai gốc của râu nằm sát nhau.

Cần chọn những con tôm có các chân bụng, chân đuôi không bị dị hình, vỏ tôm bóng không bị dị màu sắc. Đây là những loại tôm khỏe. Nếu bị dị hình hay dị màu sắc là do tôm bị vi nấm, hoặc vi khuẩn bám vào. Nếu tôm bị nhiễm vi nấm cách xác định cũng rất đơn giản là lấy 10 con tôm ngẫu nhiên trong đàn tôm giống đem thả vào ly thủy tinh có đựng nước sạch và trong. Quan sát kỹ thấy có trên ba con bị vật lạ vi nấm bám vào là không nên dùng, vì sau do bị nấm chúng sẽ không lột được vỏ và sẽ bị chết. Bình thường nếu tôm khỏe, chúng rất thích bơi ngược theo dòng nước chảy hoặc nếu nước chảy xiết thì chúng có thể bám vào các vật thể để tránh bị trôi đi. Vì đặc tính này, chúng ta có thể kiểm tra rất dễ dàng. Có thể lấy 200 con ngẫu nhiên trong đàn tôm rồi tahr vào chậu đựng nước trong. Sau đó, dùng tay khuấy tròn quang thành chậu.

kỹ thuật nuôi tôm

Nếu thấy trên 10 con trôi theo dòng nước hoặc bị cuốn ở giữa đáy chậu đó là tôm yếu

- Theo kỹ thuật nuôi tôm người nuôi tôm có thể dùng Formol để kiểm tra chất lượng tôm giống bằng cách lấy 150 con tôm theo ngẫu nhiên rồi thả vào chậu nước sạch. Đầu tiên dùng formol hòa vào nước theo nồng độ 1cc/10l nước, rồi dùng máy sục khí trong 2 giờ liên tục, nếu thấy dưới 5 con chết là tôm giống tốt và ngược lại trên 5 con chết là tôm giống yếu không nên dùng. Tiêu chuẩn kiểm tra cụ thể như sau:

  • Tôm khỏe và không bị nhiễm virus SEMBV – kiểm tra bằng máy PCR.
  • Cần xét nghiệm để cho ra tôm giống tốt và khỏe bằng phương pháp Wanuchsoontron.
  • Đặc biệt bên ngoài và hoạt động của tôm giống.
  • Độ dài cơ thể của tôm giống phải từ 11 – 12mm.
  • Cỡ tôm giống tương đương với nhau.
  • Tôm không dị hình.
  • Vi khuẩn phát sáng.
  • Cơ thịt đục.
  • Ký sinh vật bên trong và ngoài MBV (Monodon baculo virus).
  • GMR (Gut – Muscle) lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ ¼ bằng cách so sánh bề dày của đường ruột so với thân và khoảng ở giữa của đốt cuối cùng.
  • Dùng Formaline test 100 – 150ppm trong 2 giờ hoặc giảm độ mặn đột ngột 15ppt.
  • Khi đó tôm loại A: 90 – 100% còn sống, loại B: 80 – 90% còn sống, loại C<79% còn sống.

 

Vận chuyển tôm giống cực kỳ quan trọng

Điều không kém phần quan trọng là phương pháp vận chuyển đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm giống, khi về đến nơi tôm không bị hao nhiều, không bị yếu và mật độ thả phải tính toán sao cho phù hợp để tỷ lẹ sống đạt 25 – 30 con/m2 ao nuôi công nghiệp, 1 – 3 con/m2 đối với nuôi quãng canh cảu tiến.

Sau khi đã chọn xong tôm giống cần làm theo một số yêu cầu sau trong thời gian vận chuyển tôm giống đến chỗ mới:

  • Cân bằng độ mặn trước khi vận chuyển giống để có độ mặn tương đương giữa hai môi trường nuôi.
  • Thay đổi nhiệt độ nước trong bao chứa tôm khoảng 23oC (từ 27 – 28oC giảm xuống 25 – 26oC và sau đó giảm xuống còn 23 – 24oC mỗi lần hạ nhiệt độ như vậy khoảng 5 phút).
  • Đựng tôm giống PL15 khoảng 4.000 con/l nước và cho dầu sục khí vào bao (Macrogard 40cc/400l).
  • Thùng bên ngoài nên bỏ đá lạnh vào để giữ nhiệt.
  • Tôm giống nên được đưa đến chỗ nuôi trong vòng 23 – 24 giờ.
  • Một bao tôm giống cho vào một bể cỡ 1 x 1 x 1 để kiểm tra mật độ và tỷ lệ sống.

Theo kỹ thuật nuôi tôm làm cho tôm giống thích nghi với môi trường mới trong vòng 1 – 3 giờ (Macrogard 80cc/400l): Khi tôm giống mới vận chuyển về thì nên thả túi xuống ao khoảng 15 – 30 phút để nhiệt độ giữa nước trong túi tôm và nhiệt độ nước trong ao cân bằng. Sau đó, người thả nên đổ các túi tôm vào thau dần dần, mỗi lần một ít. Vừa pha vừa quan sát xem tôm đã thích nghi được chưa thì thả vào ao nuôi. Nếu tôm chưa thích nghi khi thả ra chúng thường bơi nổi trên mặt nước, yếu ớt. Khi thả tôm thì người thả cần đứng ở đầu hướng gió, thả tôm giống ra từ từ, tránh làm đục nước ao. Sau khi thả xong người thả cần quan sát khả năng phân tán của tôm trong ao nuôi, nếu tôm tụ lại từng đám thì dùng tay hoặc thau khua nước nhè nhẹ để phân tán tôm đều trong ao. Sau đó, người thả cần theo dõi tôm hằng ngày để tính tỷ lệ sống, rồi xác định lượng tôm có trong ao để điều chỉnh thức ăn khi nuôi tôm.

kỹ thuật nuôi tôm

Sau khi thả tôm giống việc lắp đặt cánh quạt nuôi tôm để bổ sung oxy cho tôm là điều vô cùng quan trọng

 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT

Địa chỉ591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

0908 006 387