Một số bệnh ở tôm sú và phương pháp xử lý (Phần 1)

Phòng bệnh cho tôm tức là áp dụng các biện pháp cần thiết để nâng cao sức đề kháng của tôm nuôi, tránh đưa mầm bệnh từ bên ngoài vào ao nuôi, ngăn ngừa mầm bệnh đã có ở tôm phát triển và lây lan.

Tại sao nên phòng bệnh cho tôm sú?

Bệnh của tôm phát sinh khi tôm không đủ sức đề kháng với những bất lợi của môi trường nước ao nuôi; khác với môi trường trên cạn khi tôm bị bệnh việc chuẩn đoán bệnh cho tôm chính xác và chữa trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Do đó theo kỹ thuật nuôi tôm trong quá trình nuôi tôm việc phòng bệnh cho tôm là vô cùng quan trọng còn trị bệnh là giải pháp cuối cùng của tình thế.

Phòng bệnh cho tôm: phòng bệnh tức là áp dụng các biện pháp cần thiết để nâng cao sức đề kháng của tôm nuôi, tránh đưa mầm bệnh từ bên ngoài vào ao nuôi, ngăn ngừa mầm bệnh đã có ở tôm phát triển và lây lan. Phòng bệnh cho tôm gồm các biện pháp sau:

- Cải tạo ao đầm nuôi đúng kỹ thuật.

- Chọn tôm giống có chất lượng, nuôi tôm ở mật độ phù hợp với điều kiện môi trường địa phương, trình độ kỹ thuật của các hộ nuôi, thả giống đúng kỹ thuật, đúng mùa vụ.

- Cho tôm ăn các loại thức ăn có chất lượng hạn chế tối đa thức ăn tươi sống, cho ăn đúng lượng không thiếu, thừa.

- Quản lý môi trường ao nuôi tốt, nước vùng nuôi phải sạch, không ảnh hưởng nước thải công nghiệp, nước có mầm bệnh, hạn chế sử dụng nước từ vùng sản xuất nông nghiệp đổ ra biển khi thời gian phun thuốc trừ sâu bệnh hại lúa.

Đối với ao chưa nhiễm bệnh, mà bên ngoài vùng ao đó đã có dấu hiệu nhiễm bệnh thì tuyệt đối không được cấp nước từ ngoài vào

Đối với ao chưa nhiễm bệnh, mà bên ngoài vùng ao đó đã có dấu hiệu nhiễm bệnh thì tuyệt đối không được cấp nước từ ngoài vào

 

Các dấu hiệu bên ngoài khi tôm bị bệnh

Dấu hiệu về ban ngày:

- Sáng sớm nằm rải rác ven bờ, chậm chạp dễ bắt.

- Kiểm tra ruột tôm thấy không có thức ăn.

- Tôm bơi lừ lừ đuôi không xòe rộng.

- Màu sắc của tôm mất đi vẻ tươi sáng, mô cơ trở nên trắng đục.

Nên theo dõi và quan sát tôm để phát hiện dấu hiệu bệnh nhanh nhất

Nên theo dõi và quan sát tôm để phát hiện dấu hiệu bệnh nhanh nhất

 Dấu hiệu về đêm:

- Tối chiếu đèn quanh ao thấy tôm có triệu chứng bệnh sẽ bơi lơ lửng quanh bờ, khi rọi đèn vào mắt tôm thì mắt đỏ không bình thường mà có màu trắng nhợt.

- Tôm bơi khỏi vùng chiếu sáng chậm chạp.

 

Bệnh xuất hiện khi môi trường nuôi xấu. Virus gây bệnh trên có từ nguồn nước và các loại giống: còng, cua, cáy, ghẹ… bệnh thường xuất hiện sau khi thả giống đến trưởng thành:

Một số bệnh ở tôm sú và phương pháp xử lý (Phần 2)

 

Bệnh tôm và cách trị bệnh

Đến nay người ta đã phân lập được 28 tác nhân gây bệnh cho tôm nằm ở 4 nhóm bệnh:

- Nhóm bệnh do virus (đầu vàng, đốm trắng, MBV, HPV…)

- Nhóm bệnh do vi khuẩn (bệnh phát sáng, đốm màu, hoại cơ…)

- Nhóm bệnh do nhiều nhóm sinh vật (bệnh đóng rong, nguyên sinh động vật…)

- Nhóm bệnh do môi trường và dinh dưỡng: mềm vỏ, đỏ thân, thiếu vitamin C, bệnh bọt khí do pH thấp, phồng nắp mang, tòe đầu, xơ cứng đuôi.

Trị bệnh cho tôm không phải là điều đơn giản nên bà con cần tập trung phòng bệnh cho tôm thật tốt

Trị bệnh cho tôm không phải là điều đơn giản nên bà con cần tập trung phòng bệnh cho tôm thật tốt

Còn nữa

Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới:

Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát

 


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng