Vai trò của môi trường nước trong kỹ thuật nuôi tôm (Phần 2)

Theo kỹ thuật nuôi tôm, nước cung cấp cho ao nuôi đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của vụ nuôi. Nguồn nước tốt nhất để tạo môi trường sạch để hạn chế ô nhiễm. nước lấy trực tiếp từ thiên nhiên phải được xử lý trước khi đưa vào nuôi.

Ngày đăng: 28-01-2019

1,098 lượt xem

Độ mặn
Theo kỹ thuật nuôi tôm, độ mặn trong nước được gây ra bởi các nguyên tố chính là Na+ và Cl-. Độ mặn lý tưởng cho tôm phát triên là 820. Ngoài ra, độ mặn còn chi phối vị đậm đà của thịt tôm. Nước có độ mặn thấp tôm sinh trưởng nhanh nhưng hay bệnh. 
 
kỹ thuật nuôi tôm
Các loài giáp xác có khả năng thích nghi theo sự thay đổi độ mặn của môi trường nước
 
Trong chu kỳ sống của tôm sú, trứng tôm được đẻ dọc bờ biển tiếp theo giai đoạn ấu trùng (gồm Zoea, Mysis), tôm bột (Postlarvae), tôm giống (Juvenile) và tôm trưởng thành có tập tính sống vùng nước có độ mặn thay đổi rộng. Bản thân nó có thể thích ứng với điều kiện môi trường thay đổi từ từ, (Postlarvae) tôm sú có thể sống được cả trong môi trường nước ngọt. Trong tự nhiên, khi tôm gần tới giai đoạn trưởng thành và trưởng thành chúng sẽ di chuyển đến vùng có điều kiện môi trường ổn định hơn.
 
Ở nước ta cũng thấy rõ điều này: Nước biển, độ mặn của các vùng nước Vũng Tàu trở ra ổn định hơn, dọc bờ biển có xuất hiện tôm sú trưởng thành quanh năm, từ Gò Công đến Minh Hải, độ mặn thay đổi theo mùa, tôm sú trưởng thành và ít phân bố. Khi nuôi trong tự nhiên, tôm bột phân bố nhiều trong vùng môi trường có độ mặn thấp, chứng tỏ yếu tố di truyền của chúng thích ứng được môi trường thay đổi độ mặn rộng. Trong đó, độ mặn là tổng số những nguyên tử kết tinh, hòa tan trong nước và được tính bằng gram trong 11 hay là o/oo, các nguyên tử chính chủ yếu là sodium và clo, còn lại là các chất với thành phần ít hơn: magiê, canxi, potassium, sulfate và bicacbonat. Bên cạnh đó, áp suất thẩm thấu tăng lên khi độ mặn tăng, nhu cầu về độ mặn thay đổi tùy theo từng loại tôm và thời điểm trong chu trình sinh sống của mỗi loại.
 
Khi tôm còn nhỏ chúng rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi độ mặn một cách đột ngột hơn là lúc tôm đã lớn. Trong đó, một vài loại tôm có khả năng chịu đựng sự thay đổi độ mặn khá lớn (wide tolerance) và được gọi là loại euryhaline. Ngược lại, là loại stanohaline. Tôm sú có thể chịu được sự biến thiên của độ mặn từ 3 – 45 o/oo, nhưng độ mặn lý tưởng cho tôm sú là 18 – 20o/oo, tôm Penaeus vannamei có thể chịu được độ mặn biến thiên từ 2 – 40o/oo nhưng với độ mặn 32 – 33o/oo thì tôm lớn rất mau ở Hawaii.
 
Vì vậy, vị đậm đà (taste) của thịt tôm khi thưởng thức trong các bữa ăn, có thể là do ảnh hưởng độ mặn của nước trong khi nuôi. Khi được nuôi trong môi trường nước có độ mặn cao thì mức amino acid tự do (free amino acid) trong thịt của tôm cũng cao hơn, điều này làm cho thịt tôm có vị đậm đà. Vì vậy, khi có nước biển sạch (vùng nước biển xa bờ) người ta thường dùng nước biển này để rửa và chế biến tôm nhưng tránh dùng nước biển tại các bến (port) để rửa sản phẩm vì độ bẩn của nước trong khu vực này rất cao, đây là một trong những kỹ thuật nuôi tôm hỗ trợ bà con cần lưu ý.
 
kỹ thuật nuôi tôm
Còn ở vùng biển gần bờ, người chế biến tôm chỉ nên dùng nước ngọt đã khử trùng và lắp đặt cánh quạt nuôi tôm để tăng cường oxy cho tôm
 
Oxy dùng để nuôi tôm
 
Nguồn cung cấp oxy cho ao nuôi chủ yếu là nhờ quang tổng hợp của các phiêu sinh vật và sự khuếch tán oxy trong không khí nhờ hệ thống quạt nước. Phạm vi an toàn cho tôm tuwg 5 – 8ppm, nếu oxy thiếu sẽ ảnh hưởng đến sự bắt mồi, sinh dưỡng, nghiêm trọng dẫn đến hiện tượng tôm bị đỏ mang và chết hàng loạt. Ban đêm, nếu oxy dưới 3ppm thì tăng cường sục khí. Buổi sáng từ 11 – 4 giờ chiều nếu thiếu oxy cao hơn 15ppm thì cho ngưng quạt nước lại để giảm oxy. Các triệu chứng của tôm khi ao bị thiếu oxy là: Tôm sẽ tập trung gần mặt nước, gần vị trí dẫn nước vào ao hồ hoặc dọc theo bờ ao, tôm sẽ giảm di chuyển nhưng gia tăng tốc độ hô hấp, có thể bị yếu và chết. Khi trong môi trường nước có quá nhiều chất khí bão hòa thì tôm sẽ bị bệnh hoặc chết khi các chất khí hòa tan này xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn tạo thành những hạt bong bóng (bubble) còn gọi là emboli, làm cản trở sự lưu thông máu tạo và ra bệnh “gas bubble disease”.
 
Theo kỹ thuật nuôi tôm, chất khí thặng dư trong môi trường nước thường xảy ra trong những trường hợp sau đây:
 
- Quá trình quang tổng hợp của thực vật phiêu sinh quá nhiều dẫn tới sự bão hòa của oxy trong nước.
- Nếu nhiệt độ nước tăng nhanh sẽ tạo ra gas bubble disease vì khả năng bền chặt của các chất khí trong nước tỷ lệ nghịch với nhiệt độ nước.
- Có sự giữa các chất khí và nước dưới một áp suất nào đó, khi áp suất này giảm đi, các chất khí sẽ bay ra khỏi dung dịch nước và tạo thành “bong bóng”. Do đó, phần chứa nước mới bơm vào, vị trí các đập nước… có thể dẫn tới tình trạng gas saturation.
 
kỹ thuật nuôi tôm
Tuy gas bubble disease không đáng lo ngại trong các ao hồ nuôi tôm, nhưng người nuôi cần lưu ý không nên để các dụng cụ chứa nước, tiếp nhận sự xáo trộn nước quá nhanh
 

 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT

Địa chỉ591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

0908 006 387