Hướng dẫn cách nuôi tôm càng xanh luân canh (Phần 2)
Cho ăn và chăm sóc tôm càng xanh
Có nhiều loại thức ăn có thể sử dụng cho tôm như thức ăn viên công nghiệp, thức ăn viên tự chế và thức ăn tươi sống theo kỹ thuật nuôi tôm. Thức ăn viên công nghiệp cho tôm càng xanh có chất dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, tiện sử dụng. Người nuôi cũng tận dụng các nguyên liệu địa phương để sản xuất thức ăn viên cho tôm để giảm chi phí.
Công thức phối chế thức ăn cho tôm càng xanh
Nguyên liệu |
Tỷ lệ (%) |
Bột cá Bột đậu tương Cám gạo Bột mì Bột xuong Bột lá gòn Premix Dầu |
25 20 35 10 2 5 2 1 |
Thức ăn công nghiệp và thức ăn dạng viên tự chế thường được sử dụng chủ yếu trong 2 – 3 tháng đầu nuôi tôm đồng thời bật thêm cánh quạt nuôi tôm để cung cấp oxy cho tôm. Tuy nhiên, trong thời gian lũ, nguồn thức ăn tươi sống như cá tạp, cua, ốc rất phong phú với giá rẻ nên được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn nuôi tôm lớn nhằm giúp tôm lớn nhanh và giảm chi phí thức ăn. Trong thời gian này, cá tạp cũng nhiều hơn, vì thế, việc cho tôm ăn bằng ốc, cua cũng giảm chi phí do cá tạp tranh mồi nếu cho bằng thức ăn viên.
Thức ăn công nghiệp và thức ăn dạng viên tự chế thường được sử dụng chủ yếu trong 2 – 3 tháng đầu nuôi tôm
Tùy giai đoạn tôm nuôi, lượng thức ăn viên cho tôm ăn hàng ngày được tính theo khối lượng đàn tôm như bảng 2. Đơn giản, có thể cho tôm ăn ở tháng tuổi thứ 1, 2, 3, 4 và 5 trở lên lần lượt là 8, 6, 4, 3, và 2% trọng lượng đàn tôm nuôi. Đối với thức ăn tươi sống có thể dùng lượng gấp 2 – 3 lần so với lượng thức ăn chế biến. Cho tôm ăn bằng cách kết hợp rải thức ăn khắp ao và sàn ăn. Số lần cho ăn có thể từ 2 – 4 lần/ngày. Cần theo dõi khả năng bắt mồi của tôm trên sàn ăn và độ no trên dạ dày của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp theo đúng kỹ thuật nuôi tôm càng xanh chuyên nghiệp.
Khối lượng tôm (g/con) |
Lượng thức ăn (% khối lượng đàn tôm) |
2,5 – 3 4 – 5 6 – 9 10 – 13 14 – 20 21 – 27 28 – 34 35 – 40 |
6,5 5,5 4,2 – 4,5 3,7 – 4,0 3,0 – 3,5 2,5 – 2,7 1,7 – 2,0 1,0 – 1,4 |
Trong quá trình nuôi, việc quản lý nước rất quan trọng và khác nhau tùy theo mô hình nuôi. Đối với mô hình nuôi tôm xen canh với lúa Hè – Thu, mực nước trên ruộng thường phải theo mức nước cần cho lúa (0,2 – 0,3m). Tốt nhất, không nên dùng thuốc trừ sâu trong khi nuôi tôm. Nếu dùng thuốc thì phải tháo nước thật từ từ trong vài ngày để rút tôm xuống mương bao. Sau 1 – 2 tuần thì mới cho nước vào để tôm lên ruộng đồng thời lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm để cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho tôm. Khi thu hoạch lúa thì tháo nước cho tôm xuống mương và sau khi thu hoạch lúa lại cho nước vào thật nhiều để tôm lên ruộng ăn thức ăn tự nhiên. Giai đoạn này cần thay nước thường xuyên để tránh thối nước do gốc rạ.
Sau 1 – 2 tuần thì mới cho nước vào để tôm lên ruộng
Đối với mô hình 1 vụ tôm luân canh 1 vụ lúa, trong thời gian trước lũ (từ tháng 4 – 7 Dương lịch), thông thường cần phải bơm nước để giữ mức nước 0,6 – 0,8m trên ruộng và phải định kỳ thay nước, ít nhất là 2 lần/tháng vào lúc nước cường.
Đối với tất cả mô hình, vào thời gian đầu mùa lũ, nước thường không tốt do nước ô nhiễm, nước đục, dư lượng thuốc trừ sâu… Do đó, hạn chế cho nước vào ruộng. Khi giữ mùa lũ, môi trường nước sẽ rất tốt, nhiều thức ăn tự nhiên, thì cần tăng cường thay nước, hoặc cho nước chảy tràn qua cống hay bờ ruộng có lưới chắn. Lưới cần được chắn cẩn thận, chắc chắn và đủ cao trước khi lũ về để tránh thất thoát tôm. Cần kiểm tra bờ bao và lưới hàng ngày vì gió và dòng nước thường gây sạt lở bờ ruộng hay cuốn lưới bao, làm thất thoát tôm nuôi. Mức nước trên mặt ruộng vào mùa lũ có thể lên đến 1 – 1,5m hay có thể cao hơn.
Mặt bờ rộng ít nhất là 2m nhằm giúp cho việc đi lại chăm sóc tôm thuận lợi, bờ phải cao, xunh quanh bờ có lưới chắn để hạn chế địch hại từ bên ngoài vào ao nuôi. Độ nghiêng đáy ao từ 3 – 5%: Hướng dẫn cách nuôi tôm càng xanh thâm canh (Phần 1) |
Thu hoạch tôm càng xanh
Có thể thu tỉa tôm cái và tôm to có càng xanh sau 4 – 5 tháng nuôi kể từ khi thả giống hay thu toàn bộ vào cuối vụ tôm (tháng 11) trước khi gieo sạ hay cấy vụ lúa Đông – Xuân và bật thêm cánh quạt nuôi tôm vào ban đêm để cung cấp đủ oxy cho tôm càng xanh. Khi thu hoạch cuối vụ, có thể dùng lưới kéo để thu dần tôm trong 1 – 2 tuần. Năng suất nuôi đạt trung bình khoảng 350 – 800 kg/ha/vụ hay đôi khi đạt trên 1 tấn/ha/vụ tùy mô hình. Thông thường, nuôi tôm luân canh, có điều kiện chăm sóc tôm tốt hơn, mức nước sâu hơn nên tôm lớn; tôm cái chậm mang trứng và năng suất tôm cao hơn so với nuôi xen canh với lúa.
Khi thu hoạch cuối vụ, có thể dùng lưới kéo để thu dần tôm trong 1 – 2 tuần
Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới: |
Xem thêm