Hướng dẫn cách nuôi tôm càng xanh thâm canh (Phần 3)

Duy trì tốt lượng oxy trong ao có thể là nhờ vào quá trình trao đổi nước thường xuyên, mặt ao thoáng giúp cho quá trình khuếch tán oxy từ môi trường không khí vào dễ dàng nhờ sóng gió và cần lưu ý điều chỉnh lượng sinh vật phù du trong ao để tránh không cân bằng oxy giữa ngày và đêm (theo màu nước).

Ngày đăng: 18-11-2016

3,237 lượt xem

 

Quản lý chăm sóc tôm càng xanh

Hàm lượng oxy hòa tan

Trong ao nuôi tôm hay trong ao nuôi thủy sản nói chung thì lượng oxy hòa tan trong nước có được do quá trình quang hợp của tảo, xâm nhập từ không khí vào và trao đổi nước ao. Tuy nhiên, lượng oxy trong ao thường không ổn và dao động lớn giữa ngày và đêm do đó cần lắp đặt cánh quạt nuôi tôm và bật cánh quạt nuôi tôm vào ban đêm để cung cấp oxy đầy đủ cho tôm. Trong ao oxy mất đi là do sự hô hấp của tôm cá vào ban đêm và quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ. Oxy hòa tan trong ao phải lớn hơn 3,5 mg/l theo đúng kỹ thuật nuôi tôm chuyên nghiệp.

Lưu ý điều chỉnh lượng sinh vật phù du trong ao để tránh không cân bằng oxy giữa ngày và đêm

Duy trì tốt lượng oxy trong ao có thể là nhờ vào quá trình trao đổi nước thường xuyên, mặt ao thoáng giúp cho quá trình khuếch tán oxy từ môi trường không khí vào dễ dàng nhờ sóng gió và cần lưu ý điều chỉnh lượng sinh vật phù du trong ao để tránh không cân bằng oxy giữa ngày và đêm (theo màu nước).

pH trong ao

Trong ao nuôi pH luôn luôn có sự biến động theo sự nở hoa của tỏa (pH tăng cao khi tảo quang hợp mạnh) và sự phân hủy các hợp chất hữu cơ ở đáy ao (pH thấp tầng đáy), do mưa rửa phèn từ bờ ao xuống hay nguồn nước bị nhiễm phèn (pH thấp). Tất cả sự biến động tăng pH của nước ao nuôi (> 9 hay < 7) luôn có sự ảnh hưởng đến đời sống của tôm. Phương án xử lý là thay nước hay sử dụng vôi điều chỉnh sự thay đổi pH nước trong ao.

Nồng độ pH quyết định trực tiếp đến khả năng sinh trưởng của tôm

Dùng vôi với lượng 8 – 10 kg/10m2, xử lý phần xung quanh ao trước những cơn mưa lớn nhằm tránh sự rửa trôi phèn từ bờ vào ao. Đo pH nước sau khi mưa. Nếu pH nước xuống nhỏ hơn 7 thì dùng vôi với lượng 1 – 1,5kg/100m2 pha với nước tạt khắp ao để tăng pH nước.

Độ đục và độ trong

Sau những cơn mưa, nguồn nước lấy vào ao chứa nhiều hạt phù sa làm nước vẩn đục hay sự phát triển quá mức của tảo có thể gây trở ngại đối với tôm nuôi. Có thể làm cho nước trong ao trở nên trong lại bằng cách dùng vôi pha nước và té khắp ao để lắng tụ các hạt mùn bã (1kg/100m2).

 Ao có màu nước sẫm và trong thì phải thay nhiều nước và phải bón vôi 5 – 10kg/1000m3

Độ trong của ao thấp thì cần phải thay nước và giữ trong phạm vi 25 – 40cm, nếu độ trong thấp, màu nước vẩn đục thì thay 20 – 30% nước trong ao và điều chỉnh lại lượng thức ăn sử dụng. Ao có màu nước sẫm và trong thì phải thay nhiều nước và phải bón vôi 5 – 10kg/1000m3. Trường hợp độ trong vượt quá 40cm thì phải bón thêm phân hữu cơ, hoặc vô cơ để tăng màu nước (10 – 15kg/1000m2 phân lợn, gà). Đồng thời tăng cường cung cấp oxy cho tôm bằng cách bật cánh quạt nuôi tôm để tôm không bị thiếu hụt oxy. 

Khí độc

Quá trình phân hủy các chất thải của tôm, thức ăn thừa, chất hữu cơ từ ngoài vào, tảo chết… sẽ tạo nhiều chất dinh dưỡng cho ao và cũng tạo nhiều khí độc khác có tác hại đối với tôm mà chủ yếu là khí ở tầng đáy như H2S, NH3, NO2.

 H2S trong nước tồn tại dưới dạng H2S, HS- và S2-, trong nhóm này H2S là khí độc nhất và hàm lượng sẽ nhiều khi pH, oxy hòa than thấp, nhiệt độ cao.

 NH3 (amoniac) tồn tại trong nước ao dưới dạng ion (NH3) và dạng kết hợp NH3, NH3 độc đối với tôm nuôi và nhất là trong điều kiện pH cao.

 CO2 là khí độc đối với tôm nuôi khi hàm lượng cao, nhất là vào ban đêm, khi quá trình hô hấp xảy ra.

Khí độc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn của tôm càng xanh

Qua trao đổi nước tích cực sẽ giúp loại bỏ các chất khí độc này ra khỏi ao, nhất là tầng nước dưới đáy ao. Ngoài ra, tỏa chết cũng sinh ra một lượng khí độc đáng kể. Công việc điều chỉnh mật độ tảo (qua màu nước) không chỉ giúp hấp thu các khí độc mà còn hạn chế phát sinh khí độc theo hướng dẫn từ kỹ thuật nuôi tôm càng xanh chuyên nghiệp. Sục khí trong ao thâm canh từ 3 – 5h sáng để tránh tình trạng thiếu oxy vào ban đêm. Ngoài ra, sục khí 30 – 60 phút trước khi cho tôm ăn nhằm tăng cường lượng oxy trong ao, kích thích tôm bắt mồi mạnh hơn. Thời gian bắt đầu vận hành máy sục khí từ tháng thứ 3 đến khi thu hoạch.

 

Sau khi nuôi 2 – 3 tháng trở lên, trên cơ thể xuất hiện các đốm màu nâu và từ từ chuyển sang màu đen. Khi xuất hiện bệnh tôm sẽ bị ăn mòn các phần phụ như: đuôi, chân bụng, râu, trên thân tôm. Tôm bị bệnh sẽ yếu, hoạt động chậm chạp, con bị nặng sẽ chết:

Kinh nghiệm phòng và trị một số bệnh thường gặp ở tôm càng xanh

 

Chế độ thay nước: tháng đầu tiên không thay nước hoặc chỉ cấp thêm. Khi nước hao hụt, tháng thứ 2 – 3 định kỳ hàng tuần cấp thêm nước hoặc thay nước 20 – 30%. Tăng cường thay nước từ tháng 4 đến khi thu hoạch nhằm duy trì chất lượng nước tốt trong ao nuôi.

Trong thời gian nuôi, lượng thức ăn được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng ngày nuôi cụ thể dựa vào các điều kiện sau:

 Trong điều kiện môi trường nước nuôi không tốt do mưa kéo dài hay trong khoảng thời gian tôm lột xác, lượng thức ăn cho tôm nuôi giảm.

 Khẩu phần ăn được thực hiện trên cơ sở kết hợp với khả năng sử dụng thức ăn trong ngày của tôm thông qua sàn ăn để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp.

 Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe tôm nuôi trong hệ thống nuôi thâm canh.

 Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường để kịp thời xử lý. Định kỳ bón vôi CaCO3, dolomite hay zeolite 1 – 2 kg/100m3 để ổn định pH trong ao.

 Kiểm tra tăng trưởng tôm nuôi bằng cách chài ngẫu nhiên 4 – 5 điểm trong ao, từ đó tính trọng lượng bình quân và ước lượng tỷ lệ sống để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày.

    

Thu hoạch tôm càng xanh

Khi tôm nuôi được 3 – 4 tháng, tiến hành thu tỉa thu tôm mang trứng, tôm chậm phát triển. Sau 6 – 7 tháng nuôi tiến hành thu hoạch toàn bộ bằng cách hạ mức nước ao còn 0,5m, kéo lưới để giảm mật độ nuôi trong ao, sau đó tát cạn bắt toàn bộ tôm trong ao.

Tôm càng xanh to đều và khỏe mạnh sau khi thu hoạch

 

Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới:

Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát

 

 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT

Địa chỉ591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

0908 006 387