Hướng dẫn cách nuôi tôm càng xanh thâm canh (Phần 1)
Thiết kế ao nuôi tôm càng xanh
Hình dạng và kích cỡ ao nuôi
Ao thường có hình chữ nhật, kích thước thích hợp và phổ biến là 0,2 – 0,6ha. Mức nước thích hợp từ 0,7 – 0,9m. Bờ ao phải chắc chắn, không rò rỉ, không hang hốc làm nơi trú ẩn cho các vi sinh vật hại tôm. Mặt bờ rộng ít nhất là 2m nhằm giúp cho việc đi lại chăm sóc tôm thuận lợi, bờ phải cao, xunh quanh bờ có lưới chắn để hạn chế địch hại từ bên ngoài vào ao nuôi. Độ nghiêng đáy ao từ 3 – 5%. Ao phải giữ được nước trong suốt thời gian nuôi. Mức nước trong ao từ 1,2 – 1,5m theo đúng kỹ thuật nuôi tôm càng xanh chuyên nghiệp.
Mặt bờ rộng ít nhất là 2m nhằm giúp cho việc đi lại chăm sóc tôm thuận lợi, bờ phải cao, xunh quanh bờ có lưới chắn để hạn chế địch hại từ bên ngoài vào ao nuôi
Cống
Mỗi ao nuôi cần ít nhất là một cống (cống gỗ hay cống xi măng, dạng lỗ hay dạng ván phay). Nếu hai cống thì đặt một cống cấp, một cống tiêu về 2 phía của ao nuôi. Kích thước cống tùy thuộc vào kích thước ao nuôi cũng như khả năng trao đổi nước cho ao vào mỗi lần nước cường (cống trao đổi từ 20 – 30% lượng nước ao nuôi). Những ao diện tích nhỏ hơn 500m2 có thể đặt 1 – 3 cống lỗ xi măng hay cống bọng dừa với đường kính 20 – 30cm đồng thời nên lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm để cung cấp oxy cho tôm nuôi.
Kích thước cống tùy thuộc vào kích thước ao nuôi cũng như khả năng trao đổi nước cho ao vào mỗi lần nước cường
Máy bơm
Máy bơm nhỏ di động cũng rất cần thiết cho ao nuôi tôm. Máy bơm giúp trao đổi nước ao theo định kỳ hay vào những lúc nước ao bị dơ bẩn.
Hiện nay, trong nuôi tôm càng xanh, việc thả giống đơn tính (toàn đực) cũng đang được chú ý bởi lẽ tôm đực lớn nhanh và cho sản lượng cao: Hướng dẫn cách nuôi tôm càng xanh thâm canh (Phần 2) |
Chuẩn bị ao nuôi tôm càng xanh
Trong nuôi tôm, công việc chuẩn bị ao nuôi đóng vai trò rất quan trọng, để có một ao nuôi tôm chuẩn bị tốt nên thực hiện các bước sau theo đúng kỹ thuật nuôi tôm càng xanh chuyên nghiệp:
Vệ sinh ao
Sau mỗi vụ nuôi, nhất thiết phải vét lớp bùn đáy ao. Nếu có thể, nên loại bỏ hết lớp bùn lắng tụ ở đáy, mầm bệnh và khí độc.
Phơi đáy ao
Ao cần phơi khô đáy 3 – 5 ngày, công việc này giúp oxy hóa các vật chất hữu cơ còn lại ở đáy, đồng thời giải phóng các khí độc như H2S, NH3, CH4… trong đất đáy ao. Tuy nhiên các ao đáy bị phèn không được phơi đáy ao quá khô. Lớp đất bị phèn nên loại bỏ khoải bờ ao hay có kế hoạch xử lý nếu không chúng cũng bị oxy hóa và tạo phèn chảy xuống ao khi trời mưa.
Không được phơi đáy ao quá khô
Kiểm tra pH đất đáy ao
Việc này giúp xác định đúng lượng vôi sử dụng nhằm nâng pH nước lên cao nếu cần. Phương pháp đo pH đất đáy ao đơn giản là lấy một ít đất đáy ao đem pha trộn với nước ở tỷ lệ 1 : 1 rồi dùng máy đo trực tiếp hay dùng giấy quỳ tím (khi dùng giấy quỳ thì nhỏ cẩn thận 1 – 2 giọt vào một mặt giấy và xem mặt kia). Cách tính toán lượng vôi theo bảng sau:
Lượng vôi bón cho ao có pH đất khác nhau
pH đất |
Lượng vôi bột sử dụng (kg/m2) |
7 |
10 |
6,5 |
13 |
6 |
17 |
5,5 |
22 |
5 |
25 |
4,5 |
30 |
4 |
34 |
Gây nuôi thức ăn tự nhiên
Sử dụng bột đậu tương hay bột cá để bón với liều lượng từ 2 – 3 kg/100m2. Sau khi bón bột đậu tương hay bột cá 1 – 2 ngày thì tiến hành lấy nước vào ở mức 30 – 40cm và giữ 1 – 2 ngày để tảo phát triển, trước khi tăng mức nước lên 60cm. Đồng thời nên lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm để cung cấp oxy cho tôm vào ban đêm do tảo phát triển mạnh.
Sau khi bón bột đậu tương hay bột cá 1 – 2 ngày thì tiến hành lấy nước vào ở mức 30 – 40cm
Trong trường hợp có cá tạp xuất hiện trong ao thì phải diệt trước khi đưa đủ nước để thả giống. Bột trà (chứa saponine 10 – 13%) dùng 20mg/l, hay dây tuốc cá (chứa retenone) dùng 4g/m3. Tuy nhiên, tính độc của saponine và retenone xảy ra mạnh ở nhiệt độ cao. Vì vậy nên chọn thời điểm phù hợp để diệt. Một ngày sau khi sử dụng hóa chất thì tiếp tục lấy nước vào (qua lưới mịn) đến khi mức nước đạt 0,7 – 0,9m thì kiểm tra màu nước, nếu màu nước đạt 30 – 40cm thì có thể tiến hành thả tôm nuôi.
Ao nuôi tôm được tiến hành chuẩn bị cải tạo theo êu cầu kỹ thuât như sau:
Dọn sạch các loại cây cỏ xungquanh ao.
Tiến hành tát cạn nước vét lớp bùn đáy ao, lấp hang hốc.
Diệt tạp bằng cách bón vôi bột ở xung quanh bờ và đáy ao với liều lương 10 – 15kg/100m2. Đối với ao mới đào phải rửa phèn nhiều lần trước khi bón vôi.
Phơi khô đáy ao từ 3 – 5 ngày.
Tiến hành lấy nước vào hệ thống nuôi thông qua lưới lọc nhằm hạn chế địch hại và trứng các loài cá tạp vào ao nuôi, khi mức nước trongao đạt 1,2m, 2 – 3 ngày sau tiến hành thả giống và bật cánh quạt nuôi tôm vào ban đêm để cung cấp oxy cho tôm nuôi.
(Còn nữa)
Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới: |
Xem thêm