Kỹ thuật thả giống - cho ăn - chăm sóc và thu hoạch tôm càng xanh thương phẩm
Thả tôm giống càng xanh thương phẩm
Mùa vụ thả tôm vào ao từ tháng 6 – 7 Âm lịch theo hướng dẫn từ kỹ thuật nuôi tôm càng xanh thương phẩm chuyên nghiệp. Tôm giống cần khỏe mạnh, đều cỡ (tôm bột sinh sản nhân tạo sau hai tháng ươm được tôm giống đạt cỡ 200 – 300 con/kg; tôm vớt ngoài tự nhiên đạt cỡ 100 – 300 con/kg). Trường hợp ao, ruộng được chuẩn bị tốt thì thả trực tiếp tôm bột PL 15 để nuôi. Nuôi tôm luân canh với trồng lúa theo công nghệ quảng canh cải tiến thả với mật độ từ 2 – 5 con/m2. Để tôm giống thích nghi với môi trường ao cần nhúng bao vận chuyển tôm xuống nước khoảng 10 phút, sau đó mở bao cho nước vào từ từ để tôm bơi ra. Đồng thời nên cung cấp oxy cho tôm ngay bằng cánh quạt nuôi tôm để tôm có thể thích ứng tốt với môi trường nước.
Nuôi tôm luân canh với trồng lúa theo công nghệ quảng canh cải tiến thả với mật độ từ 2 – 5 con/m2
Thức ăn dành cho tôm càng xanh thương phẩm
Bao gồm thức ăn viên chế biến tổng hợp hoặc thức ăn nông hộ tự chế biến được nấu chín từ bột cá, cá tạp vụn, nhuyễn thể, khô dừa, lạc và các loại tinh bột (cám gạo, bột ngô, bột củ sắn). Thức ăn viên cần có đủ thành phần hóa học cần thiết; trong đó đạm chiếm 15 – 30%, lipit: 3 – 5%, canxi: 2 – 3%, phốt pho: 1 – 1,5%, chất xơ: 3 – 5%,… theo đúng kỹ thuật nuôi tôm.
Hàng ngày cho tôm ăn 2 lần vào 5 – 6h sáng và 17 – 18h chiều
Khẩu phần ăn hàng ngày của tôm từ 1,5 – 10% trọng lượng tôm có trong ao, tôm càng lớn thì khẩu phần ăn càng giảm và ngược lại. Hàng ngày cho tôm ăn 2 lần vào 5 – 6h sáng và 17 – 18h chiều. Lượng thức ăn hàng ngày được rải đều khắp ao. Mang theo tấm có màu sáng lội xuống ao để kiểm tra thức ăn còn hay hết, từ đó có sự điều chỉnh thích hợp và sục khí oxy bằng cánh quạt nuôi tôm để thức ăn có thể tiếp cận với tôm càng xanh dễ dàng hơn.
Đa số nông dân có diện tích đất sản xuất và canh tác chủ yếu là lúa. Mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa sẽ tạo điều kiện cho những hộ nông dân sản xuất nhỏ nâng cao thu nhập mà không làm ảnh hưởng đến năng suất lúa: Hướng dẫn cách nuôi tôm càng xanh trên ruộng trong vụ Hè – Thu (Phần 1) |
Quản lý và chăm sóc tôm càng xanh thương phẩm
Hàng ngày thay nước vào ra khoảng 10% để giữ cho nước trong sạch và kích thích tôm bắt mồi. Khi thay nước tránh để tôm bị sốc do môi trường thay đổi đột ngột. Thường xuyên kiểm tra bờ, cống để chống rò rỉ; giữ cho mực nước trong ao luôn đạt từ 0,6 – 0,8m; mặt trảng sâu 0,2 – 0,4m. Thả chà xuống ao để tôm trú ẩn và chống đánh trộm tôm. Dùng dây thuốc cá liều lượng 1,5 – 2kg/1.000m2 để diệt cá tạp, cá dữ.
Định kỳ khoảng 15 ngày một lần dùng chài đánh bắt tôm để kiểm tra mật độ, độ lớn của tôm (chiều dài, trọng lượng) và ước lượng số tôm có trong ruộng. Cần chú trọng phòng bệnh cho tôm bằng cách chọn giống tốt, cho tôm ăn đủ lượng và chất, thay nước để vệ sinh môi trường. Hàng ngày kiểm tra phát hiện tôm bị bệnh để có hướng xử lý thích hợp và sục khí oxy bằng cánh quạt nuôi tôm để tôm có thể sinh trưởng và kháng bệnh tốt.
Thu hoạch tôm càng xanh thương phẩm
Sau 4 – 5 tháng nuôi, tôm lớn có thể thu tỉa bằng chài hoặc xà ngom (đó). Sau 6 – 8 tháng nuôi, người ta thường thu hoạch toàn bộ tôm để chuẩn bị cho vụ lúa Đông – Xuân. Có thể dùng lưới kéo lúc nước ròng (nước thủy triều rút xuống) thu 50 – 60% số tôm trong ao. Số còn lại được thu khi tháo cạn mương hoặc ao nuôi. Thời gian thu hoạch có thể kéo dài 5 – 10 ngày. Tôm càng xanh được đem bán dạng tươi sống hoặc ướp đá với tỷ lệ 1: 2 (1 phần tôm, 2 phần nước đá).
Có thể dùng lưới kéo lúc nước ròng (nước thủy triều rút xuống) thu 50 – 60% số tôm trong ao
Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới: |
Xem thêm