Kỹ thuật xây dựng và chuẩn bị trại giống nuôi tôm càng xanh (Phần 1)

Trại giống tôm càng xanh có thể được xây dựng với quy mô gia đình hay quy mô lớn tuy nhiên cần được lắp đặt cánh quạt nuôi tôm để cung cấp đầy đủ oxy cho tôm trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.

Ngày đăng: 02-11-2016

4,390 lượt xem

 

Chọn vị trí xây dựng trại giống

Các tiêu chí thường được xem xét khi chọn lựa vị trí xây dựng trại giống bao gồm: khí hậu, nguồn nước, nguồn tôm mẹ, thị trường tôm giống, điện và giao thông. Thông thường, các trại được đặt ở gần biển và được lắp đặt cánh quạt nuôi tôm sẽ đảm bảo đúng kỹ thuật nuôi tôm càng xanh chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, nhiều trại ở Thái Lan, Việt Nam vẫn đặt sâu trong nội địa và vẫn hoạt động tốt.

Vị trí xây dựng trại giống có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng của tôm càng xanh

 

Thiết kế, xây dựng và trang bị phương tiện trại giống

Trại giống tôm càng xanh có thể được xây dựng với quy mô gia đình hay quy mô lớn tuy nhiên phải tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi tôm và cần lắp đặt cánh quạt nuôi tôm để cung cấp đủ lượng oxy mà tôm cần cho quá trình hô hấp. Quy mô gia đình cận diện tích nhỏ, từ 50 – 500m2, có thể tích bể ươm ấu trùng tổng cộng khoảng 10 - 50 m3 và công suất khoảng 1 – 2 triệu tôm bột/năm. Nhà trại có thể xây dựng đơn giản bằng cây gỗ kết hợp tấm bạt. Công ty, xí nghiệp có thể xây trại quy mô lớn với công suất đến 10 – 20 triệu tôm bột/năm, có diện tích rộng cho phòng làm việc, phòng thí nghiệm, ao, bể ươm.

Tuy nhiên, hầu hết các trại thành công ở châu Á đều ở quy mô gia đình. Các trại được lợp bằng mái che tối xen với mái che trong suốt để có ánh sáng, đặc biệt là đối với trại áp dụng mô hình nước xanh. Bên cạnh đó, xung quanh nên có nhiều cửa sổ có rèm để giữ thoáng vào ban ngày, đồng thời giữ ấm vào ban đêm.

 Bể chứa

Bể có thể dùng để chứa nước ngọt hoặc nước lợ. Bể đa số làm bằng xi măng. Tùy theo vị trí trại giống, quy mô trại giống, quy trình sản xuất giống, độ mặn nước chứa… mà bể chưa cần thể tích khác nhau để chủ động sản xuất quanh năm. Thông thường, trại cần có 2 bể chứa riêng, mỗi bể có thể tích bằng tổng thể tích bể ươm.

Bể chứa đa số làm bằng xi măng

 Lọc cơ học

Xây dựng hệ thống lọc cơ học dùng để loại bỏ chất thải rắn trong nước. Các loại vật liệu như cát mịn, cát to, san hô, đá nhỏ, than hoạt tính… được dùng làm giá thể cho bể lọc. Hệ thống lọc gồm bể lọc có thể tích khoảng 1 – 2 m3 và các bể chứa nước lọc có thể tích khoảng 10 - 20 m3 hay to hơn tùy trường hợp. Ngoài ra, trong trại cần có túi vải lọc có kích cỡ lỗ 1 - 5µm để lọc lại nước trước khi sử dụng.

Lọc cơ học giúp loại bỏ chất thải rắn trong ao hiệu quả

 Lọc sinh học

Xây dựng lọc sinh học là hệ thống bể có chứa nhiều giá thể như: san hô, đá, vật liệu có nhiều lỗ rỗng, hay ngay cả rong tảo và thực vật thủy sinh lớn để hấp thu và chuyển hóa đạm trong nước từ dạng độc sang ít độc để tái sử dụng nước cho ươm nuôi tôm hay các loài thủy sản nói chung. Có nhiều dạng bể lọc sinh học được sử dụng như lọc ngầm có nước từ trên xuống, lọc ngầm nước từ dưới lên, lọc ngầm nước chảy ngang có nhiều ngăn, lọc ướt có nước phun từ trên xuống, lọc lồng xoay chứa giá thể, hay lọc có giá thể dạng đĩa xoay.

Tuy nhiên, dạng lọc ngầm nước chảy ngang và có nhiều ngăn được áp dụng phổ biến nhất do tiện lợi và hiệu quả. Bể lọc chứa các giá thể có thể tích khoảng 4 – 20% thể tích ươm. Trước khi ươm ấu trùng, cần kích thích hệ vi khuẩn Nitrosomona và Nitrobacter phát triển trong giá thể bằng cách bón đạm Amôn (dạng NH4Cl) với nồng độ bằng 10% nồng độ có thể có trong bể ươm. Kiểm tra nồng độ Amôn, nếu thấy nồng độ giảm xuống thì bón tiếp với lượng như trên và lặp lại đến khi nào toàn bộ Amôn được chuyển hóa hoàn toàn thành Nitrate trong 24 giờ thì bón tiếp với lượng gấp đôi. Bên cạnh đó bạn cần lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm để cung cấp đủ oxy cần thiết cho tôm trong suốt quá trình phát triển.

Quá trình bón Amôn, theo dõi nồng độ và tăng gấp đôi nồng độ cần lặp lại đến khi nào bể lọc có thể có đủ lượng vi khuẩn để chuyển hóa hết lượng đạm có thể có trong bể ươm trong vòng 24 giờ thì có thể đưa vào sử dụng.

 

 Trại sản xuất giống cần có bể, giai lưới hay ao ươm tôm bột. Bể và giai nên có thể tích 10 – 20m3/bể. Ao có diện tích 100 – 500mvà được lắp đặt cánh quạt nuôi tômđể cung cấp đủ oxy cho tôm: 

Kỹ thuật xây dựng và chuẩn bị trại giống nuôi tôm càng xanh (Phần 2)

 

 Bể nuôi tôm mẹ

Trại giống cần có bể xi măng để nuôi dưỡng tôm trứng trước khi cho nó nở. Các bể có thể tích dao động 5 – 50m3. Số lượng bể cũng thay đổi tùy quy mô của trại. Bể nên có lớp cát phủ mặt đáy dày 0,5 – 20cm. Bể nên có nước chảy liên tục và nên đặt nhiều giá thể cho tôm ẩn nấp.

Bể nuôi tôm mẹ phải có nước chảy liên tục

 Bể cho tôm nở

Trại sản xuất quy mô gia đình, đơn giản, chỉ cần dùng 5 – 10 bể kính hay bể nhựa 50 – 100 lít để cho tôm nở là đủ. Mỗi bể có thể chứa 2 – 3 tôm trứng. Bể có thể bằng composite hay nhựa, màu tối để dễ dàng thu ấu trùng.

(Còn nữa)

Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới:

Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát

 

 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT

Địa chỉ591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

0908 006 387