Kỹ thuật xây dựng và chuẩn bị trại giống nuôi tôm càng xanh (Phần 2)

Trại giống tôm càng xanh có thể được xây dựng với quy mô gia đình hay quy mô lớn tuy nhiên cần được lắp đặt cánh quạt nuôi tôm để cung cấp đầy đủ oxy cho tôm trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.

Thiết kế, xây dựng và trang bị phương tiện trại giống (tt)

 Bể ươm ấu trùng

Bể ươm ấu trùng có thể đang dạng như bể tròn, hình chữ nhật hay hình vuông và được làm bằng composite, nhựa cao cấp hay xi măng. Bể composite và nhựa cao cấp tiện lợi trong quản lý, thao tác và dễ di chuyển. Bể bê tông chi phí rẻ, ổn định nhiệt hơn nhưng không cơ động. Bể ươm nên có màu xám sậm hay xanh lá cây. Quy mô gia đình nên làm bể nhỏ, thể tích 0,5 – 2m3, tốt nhất làm 0,5 – 1m3 để dể quản lý và năng suất cao.

 Bể ươm tôm bột

Trại sản xuất giống cần có bể, giai lưới hay ao ươm tôm bột. Bể và giai nên có thể tích 10 – 20m3/bể. Ao có diện tích 100 – 500mvà được lắp đặt cánh quạt nuôi tôm để cung cấp đủ oxy cho tôm. 

Khi xây dựng bể ươm tôm bột cần tuân thủ đúng theo kỹ thuật nuôi tôm

 Bể ấp Artemia

Bể ấp Artemia tiện lợi nhất nên bằng compsite, có đáy hình chóp và có khóa ở đáy, thể tích 20 – 100 lít. Bể đặt nơi có ánh sáng, nhưng tránh ánh nắng trực tiếp làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nở của trứng. Quy mô sản xuất gia đình, đơn giản, có thể dùng 5 -10 keo thủy tính 10 lít để ấp Artemia.

 Bể nuôi tảo

Các trại áp dụng mô hình nước xanh cần có bể nuôi tảo để cấp cho bể ươm ấu trùng theo đúng kỹ thuật nuôi tôm. Bể nuôi tảo nên có màu trắng, thể tích các bể khoảng 0,5 – 1m3, tiện nhất là bằng composite. Bê được đặt trong nhà dưới mái che nhựa để vừa có ánh sáng vừa hạn chế tác động lớn của môi trường ngoài.

 Hệ thống thổi khí

Tùy theo vị trí trại có điện lưới hay không, tùy vào quy mô trại mà có thể dùng máy nén khí hay máy thổi khí, vận hành bằng dầu hay điện, công suất lớn hay nhỏ. Một trại quy mô 10 – 20m3 bể ươm, đơn giản chỉ cần dùng 2 máy thổi khí điện, mỗi máy có công suất khoảng 1HP. Nên thiết kế sao cho 2 máy có thể vận hành luân phiên nhau, đảm bảo thổi khí liên tục mà vẫn bảo trì máy tốt.

Hệ thống thổi khí giúp trại nuôi tôm càng xanh luôn thoáng khí

 Hệ thống điện

Trại tôm giống tốt nhất nên có nguồn điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, trại cũng cần trang bị máy phát điện dự phòng để đảm bảo cho cánh quạt nuôi tôm hoạt động nhằm cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho tôm vào ban đêm nếu xảy ra tình trạng cúp điện.

 Hệ thống cấp nước

Tùy vị trí trại, nguồn nước sử dụng và quy mô trại mà có thể lắp đặt hệ thống bơm nước đủ công suất.

Các dụng cụ và thiết bị khác

Ngoài các phương tiện trên, trại tôm cần được trang bị các dụng cụ như dụng cụ kiểm tra nước gồm có máy đo độ mặn, pH kế, nhiệt kế, máy đo oxy, bộ hóa chất thử đạm, Chlorine và các dụng cụ chế biến thức ăn cho tôm như sàn, khay, nồi, bếp, máy xay sinh tố, tủ lạnh, cân…

 

Tôm trứng chọn cho nở phải khỏe mạnh, không bị thương tích, không có dấu hiệu bệnh (đốm đen, đốm nâu, đóng rong,…), có trọng lượng tốt nhất là 50 – 80g và trứng có màu xám đen. Nên chọn đủ số lượng tôm trứng có màu sắc tương tự nhau để cho nở đồng loạt:

Kỹ thuật ươm nuôi ấu trùng tôm càng xanh (Phần 1)

 

Vệ sinh bể, dụng cụ và xử lý nước ươm nuôi

Vệ sinh bể và dụng cụ

Các bể cần phải được vệ sinh kỹ trước khi đưa vào sử dụng. Đối với bể xi măng mới xây cần phải được xử lý kỹ bằng cách cho nước ngọt vào ngâm một ngày, sau đó xả ra và lặp lại vài lần. Tiếp đến, cho nước vào đầy bể và dùng phèn chua xử lý với lượng 250g/m3. Ngâm bể khoảng một tuần, sau đó xả nước và xử lý tiếp như các bể thông thường.

Trước và sau mỗi đợt sản xuất, cần phải vệ sinh trại, các dụng cụ và bể ươm nuôi thật cẩn thận. Các hóa chất thường dùng để rửa bể và dụng cụ như xà phòng, hay dung dịch Chlorine 100 – 200mg/l. Sau khi rửa, nếu có thể, nên phơi dưới ánh nắng trực tiếp một ngày. Giữa các đợt sản xuất nên tạm nghỉ 10 – 15 ngày để đảm bảo khâu vệ sinh được hoàn chỉnh.

 Pha nước và xử lý nước ươm nuôi

Hai nguồn nước được sử dụng trong trại sản xuất giống tôm là nguồn nước mặn và nước ngọt. Nguồn nước mặn có thể là nước biển hay nước mặn từ ruộng muối có độ mặn 60 – 140 phần ngàn. Nước mặn sau khi để lắng, có thể cho qua lọc cơ học để có được nước trong sạch hơn. Sau đó xử lý nước bằng Chlorine với nồng độ 20g/m3 (tính trên cơ sở Chlorine nguyên chất).

Chlorine giúp nước trong sạch hơn

Sau khi hòa Chlorine vào nước, để qua một đêm, sau đó sục khí thật mạnh ít nhất 4 ngày để loại bỏ Chlorine trước khi sử dụng. Trước khi sử dụng, có thể kiểm tra nồng độ Chlorine còn lại trong nước. Nếu nước còn Chlorine, nên dùng Thiosulphate natri để trung hòa. Bổ sung Thiosulphate natri bằng nồng độ Chlorine còn dư trong nước. Sau đó, kiểm tra lại Chlorine và xử lý như trên vài lần đến khi không còn Chlorine.

Đối với nước ngọt, đơn giản nhất là dùng nước máy sinh hoạt đã qua xử lý mà không cần phải xử lý thêm. Nếu dùng nước sông hay nước ao, nên xử lý nước bằng Chlorine trước khi sử dụng. Nước giếng ngầm cần chú ý độ cứng. Độ cứng nước tốt nhất là 50 – 150mg/l. Hai nguồn nước mặn và nước ngọt này được dùng để pha thành nước có độ mặn 12 phần ngàn cho ươm ấu trùng. Bên cạnh đó nên vận hành thường xuyên cánh quạt nuôi tôm để đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy cho tôm. 

 

Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới:

Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát

 


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng