Hướng dẫn cách nuôi tôm càng xanh trên ruộng trong vụ Hè – Thu (Phần 2)

Tôm trứng chọn cho nở phải khỏe mạnh, không bị thương tích, không có dấu hiệu bệnh (đốm đen, đốm nâu, đóng rong,…), có trọng lượng tốt nhất là 50 – 80g và trứng có màu xám đen. Nên chọn đủ số lượng tôm trứng có màu sắc tương tự nhau để cho nở đồng loạt.

Bước 3: Chuẩn bị ruộng để nuôi tôm thịt

 Thiết kế ruộng nuôi

Diện tích ruộng nuôi lớn hay nhỏ, tùy vào diện tích đất của nông hộ, có thể từ 0,3 – 1 ha. Nếu muốn nuôi tôm kết hợp với trồng lúa cùng một lúc thì phải xây dựng mương bao. Đào mương có chiều rộng 3 – 4m, sâu 0,8 – 1m xung quanh ruộng. Đa số người dân Việt Nam sử dụng diện tích mương chiếm khoảng 20 – 25% tổng diện tích ruộng. Bờ ruộng rộng 2 – 3m và cao 0,6 – 0,8m. Trên bờ, người ta thường rào lưới để ngăn chặn sự thất thoát của tôm trong mùa lũ. Mỗi ruộng nuôi nên có cống cấp và cống thoát nước riêng để tiện cho việc trao đổi nước. Nếu muốn canh tác lúa tôm luân canh trong vụ Đông và vụ Hè thì phải nâng cao bờ bao. Có thể không cần đào mương nhưng phải nâng cao bờ ruộng lên 1m để đảm bảo mức nước trong ruộng đạt 0,5 – 0,6m.

Bờ ruộng rộng 2 – 3m và cao 0,6 – 0,8m

 Chuẩn bị khu thả tôm giống

Trước hết, dọn sạch mương và cày ruộng để loại rom rạ và cỏ rác. Sau đó, diệt cá tạp bằng dây thuốc cá với liều lượng 3 – 4g/m2 và bón vôi 100 – 150g/m2. Sau 1 – 2 ngày, lấy nước vào qua lưới lọc đạt mức nước 0,5 – 0,6m. Dùng chà tre khô thả xuống mương để tạo nơi trú ẩn cho tôm, tốt nhất diện tích thả chà nên chiếm 5% diện tích mặt nước nuôi tôm.

Sau 1 – 2 ngày, lấy nước vào qua lưới lọc đạt mức nước 0,5 – 0,6m

 

Bước 4: Chuẩn bị thức ăn cho tôm giống

Có hai điểm cần lưu ý: Một là chọn nguồn thức ăn thích hợp và hai là phải dùng sàng cho ăn để tiện kiểm tra lượng thức ăn và sức khỏe của tôm. 

 Thức ăn dùng để nuôi tôm giống có thể là thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế hoặc thức ăn tươi sống như cua, ốc và cá tạp.

 Thức ăn công nghiệp có chất lượng cao nhưng đắt tiền.

Thức ăn tươi sống có thể đạt được đánh bắt hoặc mua từ chợ

Thức ăn tự chế thì rẻ hơn nhưng khâu chuẩn bị thức ăn tốn nhiều thời gian. Có thể tham khảo công thức chế biến như trong bảng 3 và cách chết biến thức ăn như sau: Nấu bột mì thành dạng hồ và cho các nguyên liệu khác vào. Trộn đều hỗn hợp và ép bằng máy thành dạng sợi. Phơi trong bóng râm đến khi thức ăn khô cho vào túi bịt kín và giữ ở nơi khô ráo. Thức ăn tươi sống có thể đạt được đánh bắt hoặc mua từ chợ. Thức ăn này phải được nấu chính trước khi cho ăn. Nếu kết hợp ba loại thức ăn trên, chi phí thức ăn sẽ giảm.

Các nguyên liệu để chế biến 10kg thức ăn

Nguyên liệu

Kg

Bột cá

2,5

Bột đậu tương

2,0

Cám

3,5

Bột mì

1,0

Bột xương

0,2

 

Sau vụ lúa Hè – Thu, tôm được thả nuôi trong mùa lũ đến đầu vụ lúa Đông – Xuân thì thu hoạch để cải tạo ruộng trồng lúa Đông – Xuân. Mô hình này có thời gian nuôi ngắn nên phải tuân thủ đúng thời vụ và phải thả tôm giống có kích cỡ lớn:

Hướng dẫn cách nuôi tôm càng xanh luân canh (Phần 1)

 

Bước 5: Thả tôm giống vào ruộng nuôi tôm thịt

Có thể dùng lưới để thu và vận chuyển tôm giống từ ao ươm sang ruộng nuôi tôm thịt. Nếu con giống được mua từ nơi khác, nên dùng một giai lưới đặt trong mương, thả tôm vào giai và để khoảng 1 ngày. Làm như vậy, những con tôm yếu sẽ bị chết sẽ được loại bỏ và chỉ thả vào ruộng những con tôm khỏe. Mật độ tôm thả tối đa là 3 – 5 con/m2.

 Cách cho ăn

Đặt 4 sàng ăn cách đều nhau trong mương (hoặc ở 4 góc ruộng trong hệ thống nuôi luân canh). Rải thức ăn đều khắp mương (hoặc dọc theo bờ trong ruộng nuôi luân canh) 2 – 3 lần/ngày (ví dụ: lúc 6h, 10h và 16h chiều).

Nếu tôm nhanh chóng ăn hết thức ăn thì tăng lượng cho ăn, nếu thức ăn vẫn còn trên sàng hoặc tôm chưa tiêu hóa hết thức ăn trong ruột thì giảm lượng cho ăn

Sau khi cho ăn một giờ, quan sát sàng để xem tôm có ăn hết lượng thức ăn có trên sàng hay không. Sau 3 – 4 giờ, bắt vài con tôm kiểm tra độ trong của cơ thể để biết thức ăn có còn trong ống tiêu hóa hay không. Từ đó, điều chỉnh lượng thức ăn kịp thời. Nếu tôm nhanh chóng ăn hết thức ăn thì tăng lượng cho ăn, nếu thức ăn vẫn còn trên sàng hoặc tôm chưa tiêu hóa hết thức ăn trong ruột thì giảm lượng cho ăn. Vì vậy, lượng cho ăn thực tế phải được điều chỉnh hằng ngày bằng cách quan sát sàng ăn và ống tiêu hóa của tôm như đã trình bày ở trên.

Lượng thức ăn cho 1.000 con tôm/ngày

Trọng lượng tôm (g/con)

Lượng thức ăn (g)

1 - 3

100 – 160

3 – 5

200 – 250

5 - 10

300 – 350

10 - 20

400 – 500

20 – 30

500 – 700

Trên 30

700 – 800

 

 Thay nước

Để duy trì chất lượng nước tốt, nên thay 20 – 30% thể tích nước theo thủy triều, rồi dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) rải khắp mương hoặc ruộng nuôi với liều lượng 5 – 10g/m2.

 Sử dụng hóa chất

Không nên dùng thuốc trừ sâu trong ruộng lúa nuôi tôm kết hợp vì thuốc trừ sâu sẽ rất độc đối với tôm.

Không nên dùng thuốc trừ sâu trong ruộng lúa nuôi tôm

 Kiểm tra sức khỏe của tôm

Nên tiến hành kiểm tra sức khỏe của tôm thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp (xem bảng dưới đây).

Một số bệnh thường gặp ở tôm càng xanh thương phẩm

Loại bệnh

Dấu hiệu

Cách phòng trị

Mất phụ bộ

Chân và chùy bị gãy

Tạo môi trường nước tốt bằng cách thay nước và cung cấp thức ăn có chất lượng.

Đen mang

Mang bị đen

Bón vôi nông nghiệp cho khu vực nuôi tôm với lượng 7 – 10g/m2, sau 8 – 10 giờ thay nước.

Bệnh đốm đen

Mang, chân, râu, đuôi bị đen, nặng hơn sẽ bị lở loét.

Không cần chữa trị. Cần đảm bảo chất lượng nước để phòng ngừa dịch bệnh.

Bệnh đục thân

Cơ thân bị đục từng vùng hoặc toàn bộ cơ thể.

Không phải là bệnh lây nhiễm, không cần chữa trị. Cần giữu chất lượng nước tốt.

Vỏ cứng và đóng rong

Vỏ cứng và bị rong bám bên ngoài

Vào sáng sớm giảm mức nước còn 20cm, dùng Formol té khắp ao với lượng 20 – 40ml/m3 nước. Khoảng 8 – 10 giờ sau lấy nước mới vào.

 

Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới:

Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát

 


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng