Hệ số thức ăn và cách ứng dụng từng loại thức ăn
Hệ số thức ăn nuôi tôm (HSTĂ)
Hệ số này là số kilôgam thức ăn phải tiêu tốn để thu được 1kg tôm tăng trọng, được tính bởi công thức: HSTĂ = Khối lượng thức ăn đã cho ăn trong suốt thời gian nuôi/sản lượng (tôm) thu hoạch được.
Ví dụ để tính hệ số thức ăn nếu sản lượng tôm cá thu hoạch ở một đầm nuôi là 1100kg và lượng thức ăn đã sử dụng để nuôi tôm là 2905kg. HSTĂ = 2950/1100 = 2,68 (Hệ số thức ăn càng lớn thì thức ăn càng kém hiệu quả được xác định theo kỹ thuật nuôi tôm chuyên nghiệp).
Hệ số thức ăn càng lớn thì thức ăn càng kém hiệu quả
Thông thường hệ số thức ăn chỉ để so sánh các thức ăn cùng một dạng với nhau (thức ăn khô so sánh với thức ăn khô hoặc thức ăn tươi so sánh với thức ăn tươi). Trong trường hợp nếu muốn so sánh một loại thức ăn tươi với thức ăn công nghiệp thì hai loại thức ăn này cần phải quy về thức ăn khô, tức là phải biết được độ ẩm của từng loại thức ăn theo đúng kỹ thuật nuôi tôm quy định.
Trong trường hợp này thức ăn khô (hệ số thức ăn 2,5/2) tốt hơn thức ăn tươi (hệ số thức ăn 2,82/1). Ví dụ trên đây chỉ là một cách đơn giản để so sánh hiệu quả sử dụng của hai loại thức ăn với nhau. Trong thực tế, muốn so sánh hiệu quả sử dụng của loại thức ăn thì người nuôi tôm cần phải căn cứ vào những cơ sở sau: hệ số thức ăn, giá thức ăn, tốc độ tăng trưởng của tôm cá nuôi, chi phí thức ăn (vận chuyển thức ăn, chế biến thức ăn (tươi), lao động cho ăn), giá trị thị trường của sản phẩm (tôm)…
Tính toán hệ số thức ăn là điều cực kỳ quan trọng mà bà con cần chú ý
Trên đây là việc tính hệ số thức ăn và so sánh theo điều kiện tiêu chuẩn nuôi tôm, đặt trong cùng một điều kiện của kỹ thuật nuôi như nhau. Nhưng trong thực tế, hệ số thức ăn còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố ao, hồ, kỹ thuật nuôi và chăm sóc. Vì vậy, quá trình nuôi tôm không tách rời các yếu tố chỉ quan tâm đến hệ số thức ăn, trong khi các điều kiện kỹ thuật nuôi tôm và chăm sóc yếu kém được mà phải có sự kết hợp tất cả các điều kiện có lợi để nuôi tôm.
Cách thức ứng dụng từng loại thức ăn
Thức ăn dạng khô viên có thể thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản và lưu thông, sản xuất chủ động không phụ thuộc vào mùa vụ nguyên liệu. Người nuôi có thể sản xuất tập trung để nuôi tôm lớn theo hướng dẫn của kỹ thuật nuôi tôm chuyên nghiệp. Song giá hiện nay cao (18.000 – 20.000đ/kg thức ăn). Đối với thức ăn tươi chế biến tại chỗ có ưu điểm là tận dụng được những nguồn nguyên liệu tại địa phương, giá thành hạ, hơn nữa lại phù hợp với phát triển nuôi tôm ở quy mô gia đình. Tuy nhiên, khi sử dụng thức ăn tươi để chăn nuôi tôm nếu không tuân thủ theo quy trình sẽ dẫn đến môi trường bị ô nhiễm.
Công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm gồm các công đoạn ban đầu như: xay, nghiền, trộn cũng giống như sản xuất thức ăn cho gia súc. Ngày nay, trong sản xuất thức ăn cho gia cầm người ta đã tạo dạng viên giống như thức ăn nuôi tôm, chỉ khác ở chỗ thức ăn dùng cho gia cầm không cần dùng các chất dính lâu tan trong nước như thức ăn nuôi tôm cá. Vì vậy, những dây chuyền thiết bị sản xuất thức ăn co gia súc cần thêm máy tạo viên cùng với chất kết dính cho viên thức ăn lâu tan thích hợp sẽ dùng được cho sản xuất thức ăn nuôi tôm.
Thức ăn dạng khô viên có thể thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản và lưu thông
Những năm gần đây, do sự phát triển của việc sử dụng thức ăn chế biến công nghiệp để nuôi tôm, nên đã hình thành và phát triển các đại lý bán các nguyên liệu chế biến thức ăn để nuôi tôm. Vì vậy, muốn tìm hiểu sâu về công nghệ chế biến thức ăn trong nuôi tôm cá cũng như mua sắm dây chuyền thiết bị chế biến, người nuôi có thể liên hệ với Viện nghiên cứu môi trường thủy sản I (xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) để có thêm những thông tin cần thiết.
Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát: Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát |
Xem thêm