Kỹ thuật nuôi ấu trùng tôm sú giống (Phần 1)

Thành thạo các thao tác kỹ thuật trong quá trình sản xuất như: xử lý, thuần hóa và thả Nauplli, cách cho ăn, chăm sóc, vệ sinh thay nước, kiểm tra tình trạng sức khỏe và sự phát triển của ấu trùng, vận hành sản xuất kịp thời điều chỉnh một số vấn đề thường xảy ra trong quá trình nuôi.

Ngày đăng: 27-11-2016

3,803 lượt xem

 

Yêu cầu chung khi nuôi ấu trùng tôm sú giống

Trong quy trình sản xuất tôm sú giống, kỹ thuật nuôi tôm quản lý chăm sóc bể ươm ấu trùng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại trong sản xuất. Vì vậy, đòi hỏi kỹ thuật viên phải nắm đầy đủ và vận dụng tốt những yêu cầu kỹ thuật của quy trình đề ra như:

- Nắm được những đặc điểm sinh học cơ bản của tôm sú cần thiết cho sản xuất giống (về hình thái các giai đoạn ấu trùng, điều kiện môi trường sống, tính ăn trong từng giai đoạn,…), kỹ thuật xử lý nguồn nước, kỹ thuật lắp đặt cánh quạt nuôi tôm, kỹ thuật sản xuất thức ăn tự nhiên (tảo), kỹ thuật sản xuất thức ăn chế biến, kỹ thuật sử dụng thức ăn tươi sống (Artemia) để thực hiện quy trình một cách chặt chẽ và đồng bộ.

- Thành thạo các thao tác kỹ thuật trong quá trình sản xuất như: xử lý, thuần hóa và thả Nauplli, cách cho ăn, chăm sóc, vệ sinh thay nước, kiểm tra tình trạng sức khỏe và sự phát triển của ấu trùng, vận hành sản xuất kịp thời điều chỉnh một số vấn đề thường xảy ra trong quá trình nuôi.

Kỹ thuật quản lý chăm sóc bể ươm ấu trùng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại trong sản xuất

 

Kỹ thuật chăm sóc Postlarvae tương tự như chăm sóc Mysis. Postlarvae thường bám vào thành, đáy bể và có khả năng bơi lội chủ động ngược dòng sục khí để bắt mồi, chúng có thể ăn thịt lẫn nhau khi đói. Vì vậy trong giai đoạn này phải cho tôm ăn thật đầy đủ, thức ăn chủ yếu là Artemia và thức ăn tổng hợp:

Kỹ thuật nuôi ấu trùng tôm sú giống (Phần 2)

      

Các bước tiến hành

Chuẩn bị nước thả Nauplius

Trại sản xuất giống đã được chuẩn bị sẵn sàng cho sản xuất, nước được cấp trước khi thả ấu trùng 1 ngày, khoảng 60% diện tích bể nuôi, sau đó cấp thêm từ từ ở giai đoạn Zoea 2 và Zoea 3.

Chuẩn bị thức ăn

Thức ăn nuôi ấu trùng gồm nhiều loại phù hợp với từng giai đoạn ấu trùng khác nhau như tảo tươi, tảo khô, thức ăn tổng hợp, thức ăn chế biến, Artemia và lắp đặt cánh quạt nuôi tôm để cung cấp đầy đủ oxy cho tôm.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thức ăn tổng hợp dạng vi nang được dùng bổ sung thay thế một phần hoặc thay thế toàn bộ thức ăn tươi tự nhiên như (APO Frippak, No, Lansy – tảo khô) cho kết quả tốt. Đây là một thuận lợi cho người sản xuất điều chỉnh khi thiếu thức ăn tự nhiên theo đúng kỹ thuật nuôi tôm. Tuy nhiên, nên kết hợp thức ăn tự nhiên và thức ăn tổng hợp khô để nuôi ấu trùng thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn, chất lượng con giống tốt hơn đồng thời bật cánh quạt nuôi tôm để thức ăn phân bố khắp ao nuôi.

Tảo tươi là thành phần thức ăn bắt buộc trong giai đoạn Zoea 1 – Zoea 3 và được duy trì cho đến cuối giai đoạn Mysis

Mật độ nuôi ấu trùng

Mật độ nuôi ấu trùng được tính cho toàn bộ 100% dung dịch bể nuôi. Mật độ ấu trùng thưa sẽ dư thừa thức ăn, mật độ nuôi quá dày thì sẽ khó chăm sóc, chất lượng tôm giống kém. Nên nuôi với mật độ từ 90 – 130 ấu trùng/lít.

Thuần hóa, xử lý và thả ấu trùng (Nauplius)

Ấu trùng trước khi đưa vào thả nuôi cần được cân bằng các yếu tố môi trường (nhiệt độ, nồng độ muối,…) giữa nơi sản xuất ấu trùng và trại ươm. Việc cân bằng nhiệt độ được thực hiện bằng cách ngâm cả bao đựng cả Nauplius vào bể đến khi nhiệt độ nước trong bao và trong bể nuôi bằng nhau.

Nếu môi trường chênh lệch không lớn lắm có thể thả Nauplius vào thùng, chậu, duy trì sục khí lấy nước trong bể nuôi thêm từ từ cho đến khi nhiệt độ cân bằng nhau

Xử lý ấu trùng: nên xử lý ấu trùng trước khi thả vào bể nuôi để ngăn ngừa mầm bệnh. Cách xử lý tắm ấu trùng trong nước có chứa Formalin nồng độ 200 – 300ppm (200 – 300ml Formallin/1m3 nước) trong thời gian 30 giây hoăc tắm bằng lodphor nồng độ 0,1ppm trong 15 phút (lưu ý cách tính toán – pha nồng độ các hóa chất xử lý). Trong quá trình thuần hóa, xử lý, cần thay đổi toàn bộ nước đựng ấu trùng từ trại tôm mẹ, mọi thao tác phải được thực hiện nhanh gọn, nhẹ nhàng, hạn chế tối đa việc đưa ấu trùng ra khỏi môi trường nước.

(Còn nữa)

 

Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới:

Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát

 

 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT

Địa chỉ591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

0908 006 387