Kỹ thuật thả tôm sú giống

Lấy nước ao cho vào chậu có đường kính 30 – 40cm (lượng nước bằng ½ chậu), pha phoóc môn 46% với lượng 2 – 2,2ml/10 lít, cho khoảng 100 con tôm vào chậu, sau 1 giờ thấy tôm hoạt động bình thường, tỷ lệ sống hơn 90% là tôm khỏe.

Mùa vụ thả giống

Do đặc điểm khí hậu miền Bắc, trong đó có các yếu tố cơ bản về môi trường có liên quan đến đời sống của tôm trong vụ nuôi: nhiệt độ, độ muối, chế độ thủy triều, bão lũ… thời gian thả giống P15 của Thái Bình sau tiết thanh minh 7 – 10 ngày (thường trong tháng 4 Dương lịch). Vụ nuôi trong năm nên chỉ nuôi vụ Xuân – Hè kể từ khi nhập giống từ tháng 4 đến tháng 8 (Dương lịch). Lựa chọn tôm giống P15.

Về cảm quan

- Quan sát hoạt động của tôm. 

- Tôm bám thành chậu hoặc bơi thành đàn ngược chiều dòng nước.

- Lẩn tránh chướng ngại vật, khi có tác động đột ngột về tiếng động, ánh sáng tôm phản ứng nhanh. Tôm đều con.

 Về ngoại hình

- Có gai (chùy) phía trên, đuôi xòe, khi bơi 2 ăng ten đóng mở thành hình chữ V.

- Không dị hình (gẫy khúc, co thắt, vẹo thân khi bơi luôn theo chiều nằm ngang thân thẳng đứng, bơi theo chiều ngược dòng nước, nếu có dòng chảy).

Chiều dài thân đạt 12 – 15mm, độ chênh lệch cỡ cá thể không quá 10%

Chiều dài thân đạt 12 – 15mm, độ chênh lệch cỡ cá thể không quá 10%

 Về màu sắc

- Vân màu xám tro, đen, lưng màu xám bạc.

- Tôm trắng đục, đỏ hồng thường là tôm có dấu hiệu bệnh lý.

- Kiểm tra chất lượng tôm giống: có 2 phương pháp kiểm tra.

+ Gây sốc độ mặn: Dùng chậu có đường kính 0,4 – 0,5m chứa nước sạch ở ao nuôi (khoảng ½ chậu) thả  40 – 50 tôm giống dùng nước mưa, nước máy để pha nhạt nước trong chậu xuống độ mặn thấp hơn 8%o sau 10 – 15 phút nếu số tôm bị chết trên 10%, tôm bơi ngược dòng khi dòng chảy yếu hướng tập trung ra thành hai chậu chứng tỏ tôm khỏe, chất lượng tốt.

Gây sốc độ mặn là điều cần thiết để kiểm tra chất lượng tôm giống đồng thời nên bật cánh quạt nuôi tôm thêm để tôm khỏe hơn sau khi gây sốc độ mặn

Gây sốc độ mặn là điều cần thiết để kiểm tra chất lượng tôm giống đồng thời nên bật cánh quạt nuôi tôm thêm để tôm khỏe hơn sau khi gây sốc độ mặn

+ Gây sốc bằng phương pháp phoóc môn: Lấy nước ao cho vào chậu có đường kính 30 – 40cm (lượng nước bằng ½ chậu), pha phoóc môn 46% với lượng 2 – 2,2ml/10 lít, cho khoảng 100 con tôm vào chậu, sau 1 giờ thấy tôm hoạt động bình thường, tỷ lệ sống hơn 90% là tôm khỏe.

 

Hiện có khoảng 35 loại thức ăn sản xuất trong nước và nhập từ nước ngoài, để đảm bảo chất lượng thức ăn người nuôi tôm khi mua thức ăn công nghiệp cần chú ý: “Thức ăn sản xuất từ cơ sở uy tín, hình dạng bên ngoài đều bóng, thơm tự nhiên, độ bền thích hợp (tan sau 5 – 6 giờ), còn hạn sử dụng”:

Kỹ thuật quản lý và chăm sóc ao nuôi tôm sú

 

Mật độ và phương pháp thả giống

 Mật độ thả

Tùy thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh nghiệm, trình độ của người quản lý, hình thức nuôi và điều kiện môi trường đầm ao nuôi để quyết định mật độ thả nuôi cho phù hợp.

- Nuôi quảng canh cải tiến: 5 – 7 con P15/m2. Năng suất 0,6 – 0,8 tấn/ha/vụ

- Nuôi bán thâm canh: 10 – 15 con P15/m2. Năng suất 1,5 – 2 tấn/có ha/vụ

- Nuôi thâm canh: 20 – 40 con P15/m2. Năng suất 2,5 – 4,5 tấn/ha/vụ

(Nếu thả với cỡ 2 – 3cm thì số lượng thả bằng 70% lượng giống P15 và cần bật cánh quạt nuôi tôm để cung cấp oxy cho tôm)

Thả giống có 2 phương pháp:

- Tôm ươm từ P15 – P35 – P40 (đạt từ 2 – 3cm) phương pháp này chọn được giống tốt trong thời gian ươm, kiểm tra được số lượng cá thể để quản lý về chế độ ăn.

- Thả trực tiếp P15 xuống ao nuôi: xu hướng chung hiện nay của Thái Bình do quỹ đất nuôi có hạn không thiết kế được ao ươm.

Nhược điểm của phương pháp này khó kiểm tra được số lượng, khó loại bỏ những cá thể kém chất lượng. Vì thế đàn tôm trong ao nuôi phân đàn lớn, khó điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày dễ gây dư thừa thức ăn, gây ô nhiễm môi trường.

 Cách thả tôm giống

- Thả tôm vào thời tiết mát mẻ, không nền thả vào lúc trời sắp mưa hoặc đang mưa, thời gian thả 6 – 9h sáng hoặc 5 – 7h chiều, tránh lúc trưa nắng nhiệt độ cao.

- Tôm thả ở nhiều vị trí trong ao để có sự phân bố đều về mật độ, thả đầu hướng gió.

Cần chú ý trước khi thả giống:

- Ngâm túi chứa tôm trong ao: 20 – 30 phút để cân bằng nhiệt độ giữa nước trong túi chứa tôm và nước trong ao nuôi. Khi mở túi phải để nước trong ao vào trong túi từ từ tránh gây sốc cho tôm đồng thời bật cánh quạt nuôi tôm để tôm có đủ oxy hô hấp.

- Tùy theo mức chênh lệch độ mặn giữa nơi sản xuất tôm giống và ao nuôi cần thuần hóa độ mặn trước khi thả. Công việc trên thường do các cơ sở dịch vụ tôm giống chịu trách nhiệm.

Tôm giống trước khi thả không qua thuần, nếu chênh lệch độ muối cao có thể dẫn tới tôm bị sốc, dẫn đến tỷ lệ hao hụt lớn (thuần trong bể từ 2 – 3 ngày trước khi đưa xuống ao nuôi)

Tôm giống trước khi thả không qua thuần, nếu chênh lệch độ muối cao có thể dẫn tới tôm bị sốc, dẫn đến tỷ lệ hao hụt lớn (thuần trong bể từ 2 – 3 ngày trước khi đưa xuống ao nuôi)

 

Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới:

Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát

 


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng