Phương pháp nuôi tôm sú giống

Trong các phương pháp xen ghép, nuôi có hiệu quả kinh tế nhất là nuôi tôm sú với cá rô phi (đơn tính, lai xa). Vì cá rô phi là đối tượng ăn tạp, lợi dụng tính ăn của cá rô phi, tận dụng các chất thải trong ao để làm thức ăn như: thức ăn thừa, phân tôm… nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.

Ngày đăng: 30-11-2016

1,946 lượt xem

      

Nuôi chuyên canh

Nuôi chuyên canh là hình thức nuôi tôm sú giống mà trong ao chỉ nuôi duy nhất một đối tượng tôm sú theo các hình thức nuôi như đã giới thiệu ở các bài trước. Hình thức nuôi này giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt, sản lượng cao. Tuy nhiên bà con cần phải có kỹ thuật nuôi tôm chuyên nghiệp và lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm để cung cấp đủ lượng oxy hòa tan trong nước cho tôm.

Nuôi chuyên canh cần có kỹ thuật nuôi tôm chuyên nghiệp

Nuôi chuyên canh cần có kỹ thuật nuôi tôm chuyên nghiệp

 

Ao đầm nuôi chọn ở địa điểm thuận lợi về giao thông, thuận tiện cho việc dịch vụ giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm khi thu hoạch. Bên cần đó cần quan tâm đến việc lắp đặt cánh quạt nuôi tôm để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho tôm:

Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi tôm sú

 

Nuôi xen ghép

Là hình thức nuôi từ 2 đối tượng trở lên trong cùng một ao. Cụ thể như: nuôi xen ghép tôm sú với cua xanh; tôm sú với rong câu chỉ vàng, hoặc nuôi xen tôm sú với một số đối tượng cá (rô phi đơn tính, rô phi lai xa, cá bống bốp…). Với hình thức nuôi xen ghép bà con có thể hoặc không cần lắp đặt cánh quạt nuôi tôm, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo bà con nên lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm và bật về đêm để tôm được cung cấp đầy đủ oxy. 

Nuôi xen ghép hình thức được nhiều bà con lựa chọn hiện nay

Nuôi xen ghép hình thức được nhiều bà con lựa chọn hiện nay

Trong các phương pháp xen ghép, nuôi có hiệu quả kinh tế nhất là nuôi tôm sú với cá rô phi (đơn tính, lai xa). Vì cá rô phi là đối tượng ăn tạp, lợi dụng tính ăn của cá rô phi, tận dụng các chất thải trong ao để làm thức ăn như: thức ăn thừa, phân tôm… nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, cá rô phi có thể sử dụng xác chết của tôm để làm thức ăn, nhằm hạn chế sự phát tán của sinh vật gây bệnh khi xác chết bị phân hủy hoặc bị chính những con tôm khỏe sử dụng làm thức ăn. Phương pháp này có thể áp dụng như sau:

- Mùa vụ: tập trung vào vụ xuân hè. Tôm sú P15 sau khi thả nuôi được từ 30 – 40 ngày, tiến hành thả cá giống.

- Mật độ nuôi: Tôm sú nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến, mật độ 5 – 7 con/m2. Cá rô phi 5 – 7m2/con (1.500 – 2.000con/ha), (20g/con) cỡ 4 – 6cm, (lưu ý: nếu thả cá cỡ lớn sẽ cạnh tranh thức ăn của tôm sú hoặc khi không đủ thức ăn chúng có thể ăn tôm sú). 

Trong quá trình nuôi xen ghép, theo dõi nếu thấy hiện tượng cá đói do thiếu thức ăn có thể bổ sung cám gạo hoặc bột ngô cho cá ăn

Trong quá trình nuôi xen ghép, theo dõi nếu thấy hiện tượng cá đói do thiếu thức ăn có thể bổ sung cám gạo hoặc bột ngô cho cá ăn

- Thu hoạch: Tôm sú nuôi 100 – 120 ngày, đạt cỡ 30 – 40con/kg tiến hành thu hoạch. Cá rô phi nuôi tiếp đến khi đạt cỡ 0,4 – 0,5kg/con thì thu hoạch.

Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới:

Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát

 

 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT

Địa chỉ591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

0908 006 387