Tương quan giữa chất lượng tôm giống với kỹ thuật thả tôm (Phần 1)
22/01/2019
Trong quá trình nuôi tôm, rất ít người chú ý đến kỹ thuật nuôi tôm & thả tôm vì họ cho rằng việc thả tôm không ảnh hưởng đến sự sống của tôm. Thực tế không phải vậy, kỹ thuật thả tôm rất quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự thích nghi và sức khỏe của tôm sau khi được chuyển từ môi trường này đến môi trường khác.
Cần ương và thả tôm ở độ mặn thấp
Người nuôi tôm cần cho trại giống ổn định độ mặn của nước sao cho phù hợp với nước ao nuôi theo kỹ thuật nuôi tôm hoặc chênh lệch nhau không quá 5ppt, bằng cách giảm độ mặn 2 – 3ppt mỗi ngày. Nếu trại giống không thể làm được đều này thì người nuôi có thể ngăn một khoảng ao nuôi 100m2 (thả 800-1000con/m2). Sau đó, lấy nước từ ao chứa có độ mặn hoặc nước muối rất mặn để làm cho nước ở trong khu được ngăn lại ở khoảng 10 – 15ppt. Rồi bắt đầu cho tôm giống vào nuôi khoảng 7 – 10 ngày, đồng thời them nước từ ao nuôi vào dần dần cho phù hợp, cuối cùng lấy vasch ngăn ra ngoài.
Trong khu vực được ngăn ra, nên sử dụng cánh quạt nuôi tôm để cung cấp oxy cho ao tôm
Mật độ thả tôm hợp lý
Theo kỹ thuật nuôi tôm, mật độ thả tôm phải tùy phương thức nuôi: Quảng canh cải tiến (dưới 5 con/m2), bán thâm canh (10 – 20 con/m2), thâm canh (trên 25 con/m2). Ngoài ra, mật độ tôm còn tùy thuộc vào kích cỡ tôm thả nuôi và mùa vụ sản xuất. bên cạnh đó, mật độ thả tôm còn phải tương ứng với diện tích. Nếu diện tích ruộng nuôi từ 0,5 – 1ha thì thả 3 – 4 con/m2. Diện tích nhỏ hơn 0,5ha thì thả 5 – 10 con/m2.
Nên sử dụng các thiết bị nuôi tôm chuyên dụng để hỗ trợ tôm sinh trưởng tốt trong giai đoạn mới thả
Thời điểm thả tôm
Nên thả tôm lúc thời tiết mát mẻ, tốt nhất là thời điểm 5 – 7 giờ sáng hoặc 4 – 6 giờ chiều theo đúng kỹ thuật nuôi tôm chuyên nghiệp. Không nên thả tôm lúc tời sắp mưa hoặc đang mưa to. Để thả giống đúng cách bà con có thể làm theo 2 cách sau đây:
- Cách 1:
Các bọc tôm mới chuyển về được thả trên mặt ao trong khoảng 10 – 15 phút để cho cân bằng nhiệt độ bên trong và ngoài bọc, sau đó mở bọc ra cho tôm bới ra từ từ. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong và ngoài bọc tôm chênh lệch nhau không quá 5%0. Cần làm cầu gần mặt nước để có thể mở bọc thả tôm dễ dàng, tránh lội xuống làm đục nước ao.
- Cách 2:
Thường áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong bọc tôm và độ mặn của nước ao chênh lệch quá 5 %0. Đối với tôm mới chuyển về cần một thời gian để thuần hóa ngay tại ao để tôm thích nghi dần vỡi độ mặn nước ao và các môi trường khác. Cần chuẩn bị một số thau lớn có dung tích khoảng 20l và máy sục khí. Đầu tiên, đổ các bọc tôm vào thau, khoảng 10.000 con/thau và sục khí. Sau đó, cho theme nước ao vào thau từ từ để tôm thích nghi dần. Sau đó 10 – 15 phút nghiêng thau cho tôm bơi ra từ từ. Có thể ước lượng tỉ lệ sống của đàn tôm bằng cách dung lưới vào diện tích 2 – 3m2 và sâu 1m đặt ngay trong ao, thả tôm vào lưới từ 1.000 – 2.000 tôm bột, cho tôm ăn bình thường.
Sau 3 – 5 ngày kéo lưới lên để đếm và xác định tỷ lệ tôm còn sống
Một số dấu hiệu cho thấy tôm khỏe và thích nghi với môi trường ao nuôi là không có tôm chết khi thuần trong thau, tôm bơi lội linh hoạt, bám vào thành thau. Mặt khác theo kỹ thuật nuôi tôm, tôm sau khi thả xuống ao thì bơi chìm xuống đáy ao, không bám theo mí nước, không nổi trên mặt nước.
Xem thêm