Vai trò của môi trường nước trong kỹ thuật nuôi tôm (Phần 3)

Theo kỹ thuật nuôi tôm, nước cung cấp cho ao nuôi đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của vụ nuôi. Nguồn nước tốt nhất để tạo môi trường sạch để hạn chế ô nhiễm. nước lấy trực tiếp từ thiên nhiên phải được xử lý trước khi đưa vào nuôi.

Ngày đăng: 29-01-2019

965 lượt xem

Độ cứng của nước
 
Theo kỹ thuật nuôi tôm độ cứng của nước cũng liên quan tới tổng số nguyên tử kim loại hóa trị 2 (divalent metal ions) mà chủ yếu là canxi và magiê trong môi trường đó. Độ cứng của nước được tính bằng mg/l của chất canxi – cacbonat (CaCO3) trong nước và độ cứng của nó có mức độ khác nhau: 
 
- Từ 0 – 75ppm CaCO3: Mềm (soft);
- 75 – 150ppm CaCO3: Hơi cứng (moderately hard).
- 150 – 300ppm CaCO3: Cứng (hard).
- Trên 300ppm CaCO3: Rất cứng.
 
Nước trong ao hồ có độ cứng từ 20 – 150ppm thì thích hợp cho việc nuôi tôm cá. Ở đây ta cũng cần lưu ý rằng độ cứng của nước và chất kiềm không tự đưa năng suất ao hồ lên cao được, mà cần có sự phối hợp với phốt-pho và các yếu tố chính khác. Nhưng có độ cứng cao quá (trên 300ppm) sẽ làm giảm sự thay vỏ (molting) và mức tăng trưởng của tôm càng xanh.
 
kỹ thuật nuôi tôm
Lắp đặt cánh quạt nuôi tôm giúp bổ sung oxy trong nước hiệu quả hơn cho ao nuôi
 
Độ kiềm
 
Là tổng số những kết tinh của titratabie bases mà chính yếu tố là bicacbonat và cacbonat được tính bằng mg/l canxi cacbonat tương đương. Bicacbonat thường được hình thành do tác dụng của cacbonic với các chất bases trong đá và đất. Ở ao hồ có điều kiện cao thì có thể chế ngự được sự thay đổi độ pH. Còn ao hồ có độ kiềm trong khoảng 20 – 150mg/l thì thích hợp cho phiêu sinh vật (plankton) cũng như tôm cá theo đúng kỹ thuật nuôi tôm.
 
kỹ thuật nuôi tôm
Chất kiềm rất quan trọng trong ao hồ vì nó có vai trò là chất đệm (buffer) và nguồn cung cấp cacbonic cho hiện tượng quang tổng hợp
 
Hydro Sulfide (H2S)
 
Hydro sulfide là một chất khí được tạo thành dưới điều kiện kỵ khí (anaerobic condition). Cũng tương tự như amoni, hydro Sulfide bị chia làm 2 nhóm: nhóm H2S (khí) và HS (ion). Trong đó, dạng H2S (khí) là chất độc. Độ pH có ảnh hưởng rất lớn tới độ độc của hydro sulfde, ví dụ: Với ao hồ có pH = 5 và nhiệt độ 24oC thì có 99,1% Hydro sulfde dưới dạng H2S (khí), trong khi đó ở độ pH = 8 với cùng nhiệt độ 24oC chỉ có 8% lượng Hydro sulfde dưới dạng chất độc. Dù lượng độc sulfide rất nhỏ (0,001ppm) mà hiện diện trong một thời gian liên tục vẫn làm giảm sự sinh sản của tôm. Tuy nhiên, H2S là một chất khí dễ bay nên người nuôi dưỡng dễ loại trừ chúng khỏi ao hồ bằng máy sục khí hoặc dùng potassium permanganate để oxy hóa hydro sulfide thành hợp chất sulfur không độc, nhưng rất khó xác định số lượng potassium vì có trong ao nó tác dụng với các chất khác.
 
Hợp chất của Nitơ
 
Gồm 3 chất chính là: amoniac, nitrite và nitrate.
- Amoniac:
Trong ao hồ amoniac xuất hiện như một sản phẩm do sự biến dưỡng của động vật trong nước, cũng như từ sự phân hủy các chất hữu cơ với tác dụng của vi khuẩn. Trong nước amoniac được phân chia (dissociate) làm 2 nhóm: nhóm NH3 (khí hòa tan) và nhóm NH4+ (ion hóa).
- Nitrie:
Trong đó, chỉ có dạng NH3 (khí hòa tan) của amoniac gây độc cho ao hồ. Sự phân chia này chịu ảnh hưởng của độ pH, nhiệt độ và độ mặn, nhưng trong đó độ pH ảnh hưởng quan trọng hơn cả. Nếu tăng một đơn vị pH thì sẽ tăng 10 lần tỷ lệ của NH3 (khí hòa tan) amoniac. Tuy nhiên, độ được của amoniac gây ra không đáng ngại trong ao hồ vì các thực vật phiêu sinh (phytoplankton) sẽ giữ cho độ độc này ở mức thấp, nhưng nếu ao hồ có mật độ cao quá thì mức NH3 vẫn có thể xuất hiện. Mức độ NH3 (khí hòa tan có thể amoniac thay đổi về ban đêm đáp ứng sự thay đổi của pH và nhiệt độ).
 
kỹ thuật nuôi tôm
Dưới tác dụng của vi khuẩn, amoniac sẽ bị biến đổi thành nitrite (NO2) (bằng Nitrosomonas bacteria) rồi nitrate (NO3) (bằng Nitrobacter bacteria)
 
- Nitrate:
Còn hình thức nitrate thường vô hại, nhưng trong môi trường nước mà lượng chlorinity thấp thì nitrite sẽ gây độc cho tôm. Nitrite gây độc chủ yếu là do nó tạo thành chất methemoglobin và làm giảm sự chuyển oxy hóa bằng tế bào. Theo kỹ thuật nuôi tôm để trị chất độc của nitrite thì người nuôi có thể áp dụng clo với tỷ lệ nitrite: clo tới 0,25.
 

 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT

Địa chỉ591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

0908 006 387