Vai trò và cách gây nuôi tảo hữu ích trong ao hồ nuôi thủy sản và kỹ thuật nuôi tôm (Phần 1)
03/02/2019
Theo kỹ thuật nuôi tôm sự hiện diện 3 loài tảo này trong các ao hồ nuôi thủy sản thể hiện môi trường rất nhiều thức ăn tự nhiên, phong phú về chủng loại thức ăn tự nhiên, cân bằng các yếu tố môi trường và các phương trình sinh lý, sinh hóa, ít các loài tảo độc, rông độc, giàu dưỡng chất.
Vai trò của màu nước trong nuôi tôm
Trong nuôi trồng thủy sản nói chung, kỹ thuật nuôi tôm – cá nói riêng, màu nước có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia hình thành chuỗi thức ăn tự nhiên, hệ lọc sinh học, ổn định các thông số môi trường. Nói cách khác, nuôi thủy sản muốn thành công, trước tiên cần phải nuôi và giữ màu nước ổn định, bền vững. Thực chất màu nước trong ao, hồ nuôi thủy sản được hình thành chủ yếu do các hệ phiêu sinh thực vật (Phytoplankton), phiêu sinh động vật (Zooplankton), các loài tảo, ấu trùng, các loài giáp xác… tạo nên.
Đối với ngành thủy sản, màu nước được xem là lý tưởng để nuôi tôm cá tốt nhất đó là màu xanh lá chuối non và màu vàng vỏ đậu xanh
Trong đó, màu xanh lá chuối con thể hiện sự hiện diện mật độ cao của loài tảo lục (Chlorella), màu vàng vỏ đậu xanh thể hiện mật độ cao của tảo khuê (Chaetoceros), tảo Silic (Skelêtonma). Sự hiện diện 3 loài tảo này trong các ao hồ nuôi thủy sản thể hiện môi trường rất nhiều thức ăn tự nhiên, phong phú về chủng loại thức ăn tự nhiên, cân bằng các yếu tố môi trường và các phương trình sinh lý, sinh hóa, ít các loài tảo độc, rông độc, giàu dưỡng chất.
Cách gây màu nước
Theo kỹ thuật nuôi tôm, màu nước được hình thành thông qua biện pháp bón phân hay còn gọi là khâu gây màu nước. Thông thường, trong nuôi tôm cá, dùng phân hữu cơ đã qua ủ hoai hoặc phân vô cơ như DAP, NPK, urê để gây màu nước được xem là biện pháp phổ biến nhất hiện nay. Ngoài ra, một số nơi còn dùng bột cá, bánh dầu, bột đậu nành, chế phẩm sinh học để gây màu nước. Nếu dùng phân chuồng thì bón 25 – 30kg/100m2 ao nuôi, nếu dùng phân vô cơ như DAP thì bón 300 – 500g/100m2 ao, phân được hòa trong nước sau đó tạt đều khắp ao nuôi và được thực hiện sau khi đã lấy đủ nước vào ao nuôi.
Nên kết hợp phân hữu cơ đúng cách để gây màu nước đồng thời kết hợp với các thiết bị nuôi tôm chuyên dụng để dễ dàng thực hiện công đoạn này hơn
Sau khi bón phân từ 5 – 7 ngày, trong ao sẽ hình thành thức ăn tự nhiên rất đa dạng và phong phú, chuỗi thức ăn được hình thành theo chiều cao cột nước, trên cùng là sự hiện diện của phiêu sinh thực vật, tiếp theo là sự hiện diện của phiêu sinh động vật, luân trùng, giáp xác chân chèo, cuối cùng là lớp động vật đáy, giun nhiều tơ. Trong đó, theo kỹ thuật nuôi tôm quan trọng bậc nhất là sự hiện diện của loài phiêu sinh thực vật Phytoplankton, đây là hệ thống vi tảo (Microalgae System), là chất chỉ thị môi trường ao nuôi nhạy cảm, nhanh và chính xác nhất.
Đây là nguồn thức ăn tự nhiên rất quan trọng đối với tôm, ngoài ra nên lắp đặt cánh quạt nuôi tôm để hỗ trợ bổ sung thêm oxy cho tôm
Xem thêm