Đặc điểm sinh học của tôm sú (Phần 2)

Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh. Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50g trở lên.

Ngày đăng: 21-11-2016

4,301 lượt xem

Chu kì sống của tôm sú

Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú

 Nauplli gồm 6 giai đoạn:

Theo kỹ thuật nuôi tôm sú chuyên nghiệp thì 36 – 51 giờ, các Naupllo bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ 4 lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàn, không cần cho ăn, chưa cần lắp đặt cánh quạt nuôi tôm để cung cấp oxy cho Nauplli.

N1: dài khoảng 0,40mm, dày 0,20mm.

N2: dài khoảng 0,45mm, dày 0,20mm.

N3: dài khoảng 0,49mm, dày 0,20mm.

N4: dài khoảng 0,55mm, dày 0,20mm.

N5: dài khoảng 0,61mm, dày 0,20mm.

Các Naupllo bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ theo đúng kỹ thuật nuôi tôm

 Zoea gồm 3 giai đoạn:

105 – 120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vật phù du.

Z1: dài khoảng 1mm, dày 0,45mm, xuất hiện hai phần đầu và bụng rõ rệt.

Z2: dài khoảng 1,9mm, xuất hiện mặt và chủy.

Z3: dài khoảng 2,7mm, xuất hiện gai trên bụng.

 Mysis gồm 3 giai đoạn:

Theo kỹ thuật nuôi tôm sú chuyên nghiệp 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau.

M1: dài khoảng 3,4mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân bụng, đuôi và quạt đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại.

M2: dài khoảng 4,0mm.

M3: dài khoảng 4,4mm, chân bụng dài hơn, phân thành đốt xanh, xuất hiện răng trên chủy.

 Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành.

 Juvenile: giai đoạn trưởng thành.

Tuổi thành thục: tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng 8 trở đi. Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ.

Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh. Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50g trở lên.

Hormon điểu khiển sự thành thục sinh dục (GIH, gonal inhibiting hormon) được sản xuất bởi tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt, vận chuyển tới tuyến giáp  sinap đưa vào kho dự trữ và khi cần thì tiết ra. Sự thành thục sinh dục của tôm sú thông qua tác động của tuyến nội tiết, khi cắt mắt tức là thúc đẩy chu kỳ lột xác, đem lại sự thành thục mau lớn hơn. Đồng thời nên lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm để tôm sinh trưởng và phát triển tốt hơn. 

Hormon điểu khiển sự thành thục sinh dục (GIH, gonal inhibiting hormon) được sản xuất bởi tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt

Số lượng trứng đẻ của tôm: nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng lượng cá thể: trọng lượng lớn cho trứng nhiều hơn. Khi con cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 100 – 300g cho 300.000 – 1.200.000 trứng. Nếu cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành thục và đẻ, cho số lượng trứng từ 200.000 – 600.000 trứng.

Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22h – 2h) trứng sau khi đẻ được 14 – 15 giờ, ở nhiệt độ 27 – 29oC sẽ nở thành ấu trùng (Nauplli). Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính: tháng 3 – 4 và tháng 7 – 10. Tuổi thọ tôm sú con đực khoảng 1,5 năm, con cái chừng 2 năm.

Có hai đặc điểm cần chú ý trong vòng đời tôm sú: Tăng trưởng từ hậu ấu trùng đến lúc trưởng thành xảy ra vùng cửa sông (đặc trưng bởi vùng nước lợ). Sự chín sinh dục, kết cặp, đẻ trứng và sự phát triển ấu trùng đều xảy ra ở ngoài khơi nơi có nồng độ muối dao động từ 28 – 32% và ổn định.

 

 

 

Đặc điểm dinh dưỡng của tôm sú

Đặc điểm dinh dưỡng của tôm sú qua các giai đoạn phát triển từ Nauplli đến tôm trưởng thành:

 Giai đoạn Nauplius: ấu trùng tôm dinh dưỡng bằng noãn hoàn.

 Giai đoạn Zoea: tôm dinh dưỡng ngoài, thức ăn ưa thích là tảo silic, điển hình là loài Skeletonema costatum, chaetocerot, ấu trùng của Artemia. Ngoài ra còn sử dụng luân trùng Brachionus sp.

 Giai đoạn Mysis: thức ăn ưa thích nhất của ấu trùng tôm vẫn là các loại ấu trùng Nauplli Artemia. Ngoài ra còn sử dụng luân trùng Brachionus sp.

 Giai đoạn hậu ấu trùng (Postlarvae): tôm chuyển sang ăn đáy và thức ăn bao gồm các loài động vật phù du, xác động vật thối rữa…

 Giai đoạn tôm trưởng thành: sống tầng đáy và thức ăn chủ yếu là động vật đáy, lớp hai mảnh vỏ, xác động vật thối rữa,… Men tiêu hóa trong dạ dày của tôm chủ yếu là Peptilaza, điều đó chứng tỏ tôm là loài ăn nghiêng về động vật là chủ yếu.

Men tiêu hóa trong dạ dày của tôm chủ yếu là Peptilaza

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự bắt mồi của tôm sú

 Nhiệt độ:

Cường độ bắt mồi của tôm sú lớn nhất từ 28 – 30oC, ở nhiệt độ dưới 20oC hay trên 30oC tôm giảm bắt mồi và ở nhiệt độ dưới 15oC hay trên 35oC thì tôm ngừng hẳn hoạt động bắt mồi. Muốn ổn định nhiệt độ cũng như lượng oxy trong nước cho tôm cần lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm

Cường độ bắt mồi của tôm sú lớn nhất từ 28 – 30oC

 Ánh sáng:

Tôm là loài thích ánh sáng yếu, cường độ bắt mồi của tôm lớn nhất vào chiều tối và gần sáng, ngoài ra các hoạt động sinh sản, giao vĩ cũng diễn ra vào ban đêm. Khi cường độ ánh sáng mạnh thì tôm giảm bắt mồi và có hiện tượng vùi mình xuống bùn. Điều này có ý nghĩa to lớn đến hiệu quả sử dụng thức ăn trong thực tế sản xuất.

Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới:

Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát

 

 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT

Địa chỉ591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

0908 006 387