Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi tôm sú

Ao đầm nuôi chọn ở địa điểm thuận lợi về giao thông, thuận tiện cho việc dịch vụ giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm khi thu hoạch. Bên cần đó cần quan tâm đến việc lắp đặt cánh quạt nuôi tôm để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho tôm.

Ngày đăng: 28-03-2017

4,956 lượt xem

 

Chọn địa điểm

Là một khâu quan trọng cần được xác định một cách thận trọng khi xây dựng ao đầm nuôi tôm, khi chọn địa điểm cần lưu ý:

- Về địa điểm: vùng nuôi thường ở vùng trung triều (tiếp vùng cao triều) để dễ tháo cạn ao, đầm để phơi đáy ao khi cải tạo. Vùng hạ triều rất khó khăn cho việc thay nước, quản lý chất lượng nước ao nuôi.

- Đất xây dựng ao thường phải là đất thịt, thịt pha cát, ít mùn bã hữu cơ.

- Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi phải chủ động, không bị ô nhiễm công nghiệp và cần lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm để cung cấp đủ oxy cho tôm, nông nghiệp và sinh hoạt, các yếu tố cơ bản phải đảm bảo:

+ pH: 7,5 – 8,5

+ S%: 15 – 35%

+ NH3: <0,1 mg/l

+ H2S: < 0,03 mg/l

Ao đầm nuôi chọn ở địa điểm thuận lợi về giao thông, thuận tiện cho việc dịch vụ giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm khi thu hoạch

Ao đầm nuôi chọn ở địa điểm thuận lợi về giao thông, thuận tiện cho việc dịch vụ giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm khi thu hoạch

 

Xây dựng ao nuôi

- Ao lắng (thường bằng 20 – 25% diện tích ao nuôi): tác dung làm trong nước,  công tác xử lý chất lượng nước trước khi đưa vào ao nuôi.

- Ao nuôi: có diện tích nên từ 0,5 – 1ha, những ao có diện tích quá lớn thì khó chăm sóc, quản lý; diện tích quá nhỏ nước ao nuôi dễ bị biến đổi theo điều kiện nuôi. Ao có dạng hình chữ nhật, đáy ao bằng phẳng, độ dốc từ cống tưới đến đáy cuối ao: 2%. Ao nuôi có độ sâu 1 – 1,5m, trung bình 0,8 – 1,2m.

- Ao xử lý: thường có diện tích chiếm 10 – 15% diện tích ao nuôi. Nước thải của ao nuôi sẽ được xử lý bằng hóa chất, sinh học trước khi thải ra ngoài hoặc có thể sang ao lắng để tiếp tục bơm phục vụ cho ao nuôi (với hình thức nuôi kín).

Ao xử lý có tầm quan trọng trong việc giữ gìn cho việc dịch bệnh không lan tràn trong vùng khi một số ao nuôi tôm bị mắc bệnh

Ao xử lý có tầm quan trọng trong việc giữ gìn cho việc dịch bệnh không lan tràn trong vùng khi một số ao nuôi tôm bị mắc bệnh

- Ao ươm tôm bột P15: thường kết hợp trong quy hoạch thiết kế ao ươm nằm trong ao nuôi để thuận tiện cho quá trình chăm sóc khi tôm còn nhỏ. Ao ươm có thể là ao đất, hoặc có thể là hình thức quây lưới mắt nhỏ, diện tích tùy thuộc vào lượng giống cần trong ao nuôi để thiết kế cho phù hợp. Ao ươm có độ sâu bằng độ sâu ao nuôi, hình chữ nhật dài gấp từ 2 – 3 lần chiều rộng. Có cống từ ao ươm sang ao nuôi thuận tiện cho việc thu tôm giống sau khi ươm và cần lắp thêm cánh quạt nuôi tôm để cung cấp oxy cho tôm khi xuống giống.

 

Cải tạo ao nuôi

Là khâu quan trọng trong quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng tôm nuôi.

 Cải tạo ao mới xây dựng

Sau khi xây dựng xong ao, cho nước vào ao ngâm 2 – 3 ngày, sau đó xả hết để rửa ao. Tốt nhất nên thau rửa 2 – 3 lần như trên. Bón vôi để cải tạo đáy. Lượng vôi tùy thuộc vào độ pH của đất:

- Nếu pH 6 – 7: dùng 300 – 600kg/ha (10 – 20kg/sào)

- Nếu pH 4,5 – 6: dùng 600 – 1.000kg/ha (20 – 35kg/sào)

Vôi thường dùng để cải tạo: vôi bột (CaCO3), vôi tôi Ca(OH)2 có tác dụng diệt khuẩn cao. Trong quá trình nuôi để điều chỉnh pH của nước nên dùng Donomite (vôi đen), bột đá. Sau khi rải vôi phơi ao 7 – 10 ngày rồi đưa nước vào ao qua lưới lọc hoặc có thể cày lật úp mặt đáy sau khi rải vôi, để vôi có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với đất đáy ao tăng tác dụng khử chua đối với đáy ao.

 Cải tạo ao cũ

- Sau khi thu hoạch tôm, xả hết nước cũ với những ao tháo được kiệt nước thì tiến hành nạo vét đưa hết chất lắng đọng hữu cơ ở đáy ra khỏi ao, tiến hành bón vôi, cày lật (nếu có điều kiện) phơi đáy 10 – 15 ngày cho phân hủy hết chất hữu cơ, chất độc và những sinh vật gây bệnh cho tôm.

- Với ao không tháo kiệt được nước phơi đáy thì dùng phương pháp cải tạo ướt. dùng bơm sục đáy ao và tháo tẩy rửa chất thải sau đó bón vôi. Sau khi cải tạo ao đưa nước vào để gây màu.

Tất cả các ao lắng, ao xử lý, ao ươm đều cải tạo đúng như ao nuôi. Đồng thời lưu ý với ao có độ phèn cao thì không phơi nắng khi cải tạo để tránh xì phèn.

 

Lấy nước ao cho vào chậu có đường kính 30 – 40cm (lượng nước bằng ½ chậu), pha phoóc môn 46% với lượng 2 – 2,2ml/10 lít, cho khoảng 100 con tôm vào chậu, sau 1 giờ thấy tôm hoạt động bình thường, tỷ lệ sống hơn 90% là tôm khỏe:

Kỹ thuật thả tôm sú giống

 

Diệt tạp

Sau khi cải tạo đáy ao, lấy nước vào ao qua lưới lọc. Với những ao không lấy nước từ ao lắng mà lấy từ ngoài vào để 2 – 3 ngày cho các loại trứng theo nước vào ao nở thành ấu trùng hoặc dịch hại của tôm do không lọc kỹ lọt vào, ta tiến hành diệt tạp bằng Saponin. Lượng dùng: 15 – 20kg/1000m3 tác dụng diệt tạp, diệt các loại ký sinh hay gây bệnh, làm sạch môi trường trong nước, chỉ thả tôm sau khi sử dụng Saponin 4 ngày (Saponin có thể sử dụng cho ao nuôi đang có tôm nhưng tôm phải lớn hơn 2g/con).

Sử dụng thuốc diệt tạp Saponin của công ty phát triển nguồn lợi thủy sản miền Trung rất có kết quả. Sản phẩm trên an toàn cho tôm nuôi nhưng chỉ có tác dụng diệt các loài cá không diệt được các loài cua, sò, ốc và các loài vi khuẩn.

- Thuốc sát trùng TH4 (do Đức sản xuất) không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc cho người và tôm, diệt khuẩn, diệt vi rút đầu vàng, mang đen: liều dùng 1 lít/300 m3.

Thuốc sát trùng TH4 (do Đức sản xuất) ngày càng được nhiều bà con lựa chọn

Thuốc sát trùng TH4 (do Đức sản xuất) ngày càng được nhiều bà con lựa chọn

- Diệt tạp bằng hóa chất và cách sử dụng:

+ Thuốc tím (KMnO4): liều dùng 4 – 5g/m3 nước. Cách xử lý: hòa tan 1g thuốc tím với 10 lít nước tạt đều trên mặt ao, quạt nước kết hợp với phơi nắng sau 24 giờ cho bay hết thuốc tím là có thể sử dụng được. Thuốc có tác dụng khử trùng nguồn nước cực nhanh, tiêu diệt nấm, ký sinh trùng.

+ Formalin: 10ppm (1 lít Formalin/100m3 nước) quạt nước kết hợp với phơi nắng, khoảng 3 ngày có thể sử dụng được.

+ Chlorin (CaCOCl): 10 – 15g/100m3 nước, quạt nước kết hợp với phơi nắng tối thiểu 3 ngày mới sử dụng được.

Việc dùng hóa chất để xử lý ao nuôi dễ gây thoái hóa đất, làm nghèo dinh dưỡng môi trường đáy ao và môi trường nước, có thể nên sử dụng hóa chất ở ao chứa nước. Tuy nhiên xử lý bằng hóa chất có thể tiêu diệt được mầm bệnh, các loại dịch hại của tôm như: cua, cá, còng, ốc...

 

Bón phân gây màu

- Ao nuôi cần được bón phân gây màu nước để động, thực vật phù du phát triển là nguồn thức ăn tự nhiên của tôm, đồng thời hạn chế sự phát triển của các loại tảo đáy, tạo oxy, hấp thụ các chất độc sinh ra từ thức ăn dư thừa, chất thải của tôm trong quá trình nuôi.

- Các loại phân dùng để gây màu:

+ Phân hữu cơ gồm: phân chuồng, gà, trâu, bò, khi bón phân phải được ủ mục.

+ Phân vô cơ: NPK 0,2kg/100m2 + urê 0,2kg/100m2. Nên bón phân 9 – 10h sáng. Lượng phân bón trên có thể chia ra 2 – 3 ngày bón

* Sau khi bón phân 2 – 3 ngày, sinh vật phù du phát triển, độ trong đạt 40 – 50cm nước có màu xanh nõn chuối hoặc vàng nâu là tốt nhất cho việc thả tôm. Ngoài ra bà con nên bật thêm cánh quạt nuôi tôm để đảm bảo tôm được cung cấp đầy đủ oxy để sinh trưởng và phát triển. 

 

Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới:

Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát



 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT

Địa chỉ591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (1)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • Son seng (07-08-2018) Trả lời
    Cai tao dat bang voi xang nong co tac dung gi?

0908 006 387