Giải pháp cải thiện ao nuôi tôm bạn nên biết theo đúng kỹ thuật nuôi tôm

Theo Kỹ thuật nuôi tôm, đầu tiên nước từ ao tôm được tháo chảy qua ao chứa khoảng 1/7 – 1/6 thể tích nước trong ao tôm, sau đó bơm nước qua ao rong câu. Sau đó, nước được giữ ở ao rong câu 3 ngày rồi được bơm tiếp trở lại ao tôm.

Ngày đăng: 06-03-2019

2,175 lượt xem

Ứng dụng nuôi rong câu để cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi tôm

Theo kỹ thuật nuôi tôm, hệ thống nuôi tuần hoàn bao gồm 3 ao riêng biệt: Ao tôm sú thương phẩm (Penaeus mondon), chiếm 62% tổng diện tích, mật độ 25 – 30 post larvae/m2; ao trong câu, diện tích chiếm 17% tổng diện tích, mật độ ban đầu 1kg tươi/m2 và ao chứa, diện tích chiếm 21% tổng diện tích. Nên cho nước bắt đầu được tuần hoàn giữa hai ao rong và tôm vào tháng thứ hai của vụ nuôi.

Đầu tiên nước từ ao tôm được tháo chảy qua ao chứa khoảng 1/7 – 1/6 thể tích nước trong ao tôm, sau đó bơm nước qua ao rong câu. Sau đó, nước được giữ ở ao rong câu 3 ngày rồi được bơm tiếp trở lại ao tôm. Còn lần tiếp theo thì bơm nước từ ao rong qua ao tôm trước khi bơm nước từ ao chứa sang ao rong câu. Quá trình xử lý nước tiếp tục như vậy, mỗi tháng xử lý được 100 – 120% thể tích nước trong ao tôm. Ao chứa chỉ có chức năng chứa xử lý nước sơ bộ bằng trầm tích.

kỹ thuật nuôi tôm

Trong đđ, lượng nước bay hơi và thẩm thấu được bổ sung bằng nguồn nước bên ngoài, tốt nhất là bằng nguồn nước ngọt để duy trì được độ mặn theo yêu cầu của tôm theo từng lứa tuổi

Như vậy, mô hình kết hợp nuôi trồng rong câu trong ao xử lý nước thải từ ao hồ nuôi tôm sú công nghiệp có hiệu quả rất tốt trong việc giảm tải nguồn sinh vật lơ lửng, muối dinh dưỡng vô cơ và dinh dưỡng hữu cơ. Đồng thời, kéo theo việc giảm đáng kể sự phát triển của tảo trong nước. Còn hàm lượng các muối dinh dưỡng trong ao tôm thí nghiệm, nhất là ammoni trung bình cả vụ giảm 21,4% so với ao tôm đối chứng (609,8 302,5 g N- NH4+1 – 1) và nhỏ hơn kết quả nghiên cứu trong mô hình nuôi tôm sú ít thay nước ở khu vực Hải Phòng. Điều đó chứng tỏ ao rong đã góp phần tích cực trong việc cải thiện chất lượng nước của ao nuôi tôm hơn ao lắng không rong, duy trì các yếu tố thuận lợi cho tôm phát triển và giảm chất thải giàu dinh dưỡng ra môi trường.

Ngoài giá trị xử lý môi trường theo kỹ thuật nuôi tôm rong câu cũng là các đối tượng nuôi trồng có giá trị kinh tế cao ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, nên cũng là một nguồn thu nhập của người nuôi trồng. Theo kết quả tổng hợp thì hiệu quả của mô hình xử lý nước thải bằng cách nuôi trồng rong không những mang lại lợi ích về kinh tế mà còn giảm thiểu chất thải đổ trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm các vực nước ven biển, làm tác động xấu đến sự đa dạng sinh thái

 

Xử lý chất thải trong ao tôm bằng phương pháp xiphông 

Xiphông là một biện pháp xử lý chất thải và chất lắng đọng khác ở đáy ao nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp mới hiện nay. Biện pháp này không những có thể hút hết những chất hữu cơ bị phân hủy dưới đáy ao tôm nuôi, giải phóng được khí độc hại tránh cho tôm bị nhiễm bệnh, mà còn làm cho tôm nhanh lớn, tăng hàm lượng oxy hóa tan trong nước, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, giảm chi phí dung hòa chất để xử lý nền đáy và giảm lượng tôm bị bệnh.

Dụng cụ để xử lý xiphông là dung hai ống nhựa PVC có đường kính từ 10 – 12cm, dài 1 – 2 mét, nối với nhau thành hình chữ T, ở đoạn trên đầu chữ T khoan nhiều lỗ nhỏ (nhỏ hơn kích cỡ tôm trong ao nuôi). Phần cuối chữ T được đấu nối vào đầu hút nước của bơm ly tâm (có cánh quạt hút nước), tiếp theo bơm ly tâm được nối với trục nối dài của moteur hay động cơ nổ loại dung xăng. Ưu điểm của loại của loại dụng cụ trên là có thể hút được bùn và chất thải, đồng thời tránh cho tôm bị hút vào khi đoạn bơm ly tâm hoạt động.

kỹ thuật nuôi tôm

Từ đó, bùn và chất thải theo các lỗ nhỏ trên đoạn đầu chữ T đến bơm ly tâm thoát ra ngoài theo ống thoát nước

Thông thường sau khi tôm nuôi được trên 3 tháng tuổi thì người nuôi mới dùng xiphông, bởi khi đó đáy ao tụ nhiều chất thải. Trong quá trình dùng xiphông thì người dung cần hạn chế làm xáo trộn đáy ao, mỗi ngày chỉ làm một lần vào sáng sớm hay chiều mát. Chú ý, chỉ thực hiện cách này ở nơi có nhiều chất thải tập trung nhiều, nhằm hạn chế tối đa khí độc phát sinh gây ảnh hưởng đến tôm nuôi.

kỹ thuật nuôi tôm

Sau khi làm xong thì người nuôi phải cung cấp lượng nước để bù đắp lại nước thất thoát (nước phải được bơm từ ao lắng đã được xử lý)

Theo kỹ thuật nuôi tôm Xiphông là một biện pháp canh tác giúp người nuôi hạn chế sử dụng hóa chất trong ao tôm nuôi, góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng và những yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường xuất khẩu. Hiện nay, các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đang ở giai đoạn cuối vụ tôm nuôi nên phương pháp xiphông được rất nhiều bà con nuôi tôm quan tâm, vì dụng cụ trang bị khá đơn giản, dễ sử dụng, giá không cao; chỉ cần một người cũng có thể sử dụng được.

 

 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT

Địa chỉ591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

0908 006 387