Nuôi tôm tiềm năng phát triển hiện tại và tương lai

Nước ta có bờ biển dài 3260 km, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. Cùng Đại Tam Phát đơn vị chuyên sản xuất cánh quạt nuôi tôm tìm hiểu ngay nhé!

Điều kiện tự nhiên thuận lợi

Nước ta có bờ biển dài 3260 km, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. Nghề nuôi tôm ở nước ta những năm gần đây phát triển mạnh, sản lượng nuôi bán công nghiệp trung bình là 800 kg/lia/vụ. Con tôm đã làm thay đổi cuộc sống của người dân vùng biển. Sản lượng tôm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài và góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế cho đất nước.
 
Tôm trưởng thành và sinh sản trong môi trường nước. Con cái đẻ từ 50000 cho đến 1 triệu trứng, được ấp 24 giờ trứng thành các ấu trùng. Ấu trùng ăn các noãn hoàng và thay đổi hình dạng. Sau 3 lần thay đổi thì có hình dạng gần giống tôm. Sau 3-4 ngày thì thay đổi hình dạng hoàn toàn thành tôm non với đầy đủ các tính chất của tôm. Toàn bộ quá trình kéo dài 12 ngày từ khi đẻ trứng. Trong tự nhiên, tôm non di cư ra cửa sông, vốn giàu dinh dưỡng và độ mặn. Chúng phát triển và chuyển vào vùng nước lớn nơi mà chúng trưởng thành. Tôm trưởng thành là sinh vật đáy.
 
cánh quạt nuôi tôm
Con tôm đã làm thay đổi cuộc sống của người dân vùng biển
 
Trong việc nuôi tôm, vòng đời này xảy ra dưới điều kiện có kiểm soát. Lý do để làm cho mật độ tăng cao, kết quả là có cùng kích cỡ tôm và cho tôm ăn có điều khiển, hơn nữa có khả năng đẩy nhanh vòng phát triển bằng cách điều khiển khí hậu (sử dụng trong nhà kính). Hầu hết các nông trường thu hoạch 1-2 lần trong một năm, ở vùng nhiệt đới nông trường tôm có thể thu hoạch tới 3 lần. Vì sự cần thiết nước mặn, nông trường nuôi tôm thường gần với biển. Bên cạnh đó, việc lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm để cung cấp oxy cho tôm là điều cần thiết để tôm có đủ oxy để phát triển. 
__________________
Có thể bạn sẽ cần:
 

Thiết bị kỹ thuật hỗ trợ ngày càng nhiều 

Khi ngành nuôi tôm phát triển như là ngành thương mại, tiềm năng thay thế thỏa mãn cho nhu cầu thị trường đang tăng cao, vượt xa khả năng đánh bắt tôm hoang dã, phương pháp nông nghiệp cũ đã nhanh chóng bị thay đổi tiến tới phương pháp sản xuất hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Để đảm bảo có sự cung cấp đều đặn, ngành công nghiệp này bắt đầu việc nuôi tôm từ trong trứng và đảm bảo lượng tôm non. Các quy trình kỹ thuật cũng bắt đầu được áp dụng phổ biến, góp phần không ngừng tăng năng suất và sản lượng tôm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
cánh quạt nuôi tôm
Quá trình nuôi tôm hiện nay được hỗ trợ rất tốt từ các thiết bị nuôi tôm
 
Hiện nay, ngành nuôi tôm tại Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Tôm là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nhiều quốc gia trên thế giới đều có nhu cầu lớn về tôm Việt Nam. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các nhà nuôi tôm ở Việt Nam để tiếp cận thị trường quốc tế. Việt Nam đã phát triển các kỹ thuật nuôi tôm hiện đại và có nhiều trang trại tôm công nghệ cao. Sử dụng các công nghệ nuôi tôm tiên tiến, như nuôi tôm theo chuỗi giá trị, hệ thống kiểm soát chất lượng nước, sử dụng thức ăn chất lượng cao, giúp tăng năng suất và giảm rủi ro trong việc nuôi tôm.
 
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với một số thách thức, như biến đổi khí hậu, tác động môi trường và nguy cơ các bệnh tôm. Việc quản lý chất lượng nước bằng thiết bị và cánh quạt nuôi tôm để sự phòng ngừa bệnh tôm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của tôm và duy trì sản xuất bền vững.

(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng