Phòng và điều trị các bệnh thường gặp ở tôm (Phần 2)

Trong quá trình nuôi tôm, tôm rất dễ gặp phải các bệnh như: đốm trắng, không lột vỏ, hội chứng taura… khiến tôm chết hàng loạt do đó việc phòng và điều trị các bệnh thường gặp ở tôm thông qua kỹ thuật nuôi tôm và phòng bệnh chuyên nghiệp là vấn đề vô cùng cần thiết.

Ngày đăng: 07-09-2016

1,934 lượt xem

Bệnh đầu vàng

  - Tác nhân gây bệnh là Yellowhead virus (YHV).
  - Loài cảm nhiễm là tôm sú, tôm chân trắng, tôm rằn, tôm rảo, tôm lót.
   + Dấu hiệu của bệnh: khi bắt đầu nhiễm bệnh tôm ăn nhiều hơn mức bình thường trong vài ngày, sau đó chúng     bỏ ăn đột ngột. Sau khoảng 1-2 ngày thì tôm bơi lờ đờ, có xu hướng dạt vào bờ và chết. Khi tôm chết thì toàn         thân của chúng có màu vàng, nhợt nhạt. Nếu kiểm tra bằng mắt thì thấy phần đầu ngực và gan tụy của thận tôm     đã chuyển sang màu vàng.
  + Cách thức lây truyền của bệnh: bệnh lây truyền theo chiều ngang. Các virus lây truyền từ tôm bị bệnh sang tôm   khỏe trong ao hoặc từ những loài tôm tự nhiên khác. Theo kỹ thuật nuôi tôm chuyên nghiệp cho thấy bệnh               thường xảy ra ở các ao nuôi với mật độ cao, điều kiện môi trường xấu. Bệnh gây chết rất nhanh với tỷ lệ chết có     thể lên đến 100% trong vòng từ 2-3 ngày.


Đầu vàng cũng là bệnh thường gặp ở tôm
Đầu vàng cũng là bệnh thường gặp ở tôm

Bệnh phân trắng

  - Triệu chứng bệnh:
   + Thường gặp ở tôm trong giai đoạn 40-50 ngày tuổi trở lên nhưng bệnh không nặng.
   + Trong giai đoạn 80-90 ngày trở lên, bệnh của tôm sẽ nặng hơn.
   + Có phân trắng nổi trên mặt nước, ở góc ao (cuối hướng gió).
   + Việc ăn của tôm sẽ bắt đầu dừng lại, có thể tôm ăn giảm hoặc không ăn.
   + Ban đầu thức ăn không đầy ruột, tôm bị ốp, vỏ mỏng và nhỏ dần.
   + Trong đường ruột của tôm có những đốm màu vàng (màu đường cát) nhất là ở phần cuối.

Bệnh phân trắng xuất hiện do vi khuẩn vibrio gây nên do không tuân thủ kỹ thuật nuôi tôm cải tạo đáy nuôi tôm kỹ

Bệnh phân trắng xuất hiện do vi khuẩn vibrio gây nên do không tuân thủ kỹ

thuật nuôi tôm cải tạo đáy nuôi tôm kỹ

  - Nguyên nhân gây bệnh:

   + Do vi khuẩn vibrio gây ra.
   + Do việc cải tạo đáy ao không phù hợp hoặc những loại bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến gan tôm như MBV và         HPV.
   + Bệnh sinh ra từ Gregarine trong ống gan và đường ruột của tôm hoặc các vật trung gian bám trên thành ruột.
  - Việc lây truyền bệnh:
   + Bệnh này không lây tràn lan mà chỉ thành từng vùng (sporadic).
   + Bệnh thường gặp ở những nơi nuôi tôm có mật độ dày với hệ thống nuôi kín.
   + Bệnh thường xuất hiện và lây truyền ở những ao nuôi ít thay nước cùng với sự thay đổi của thời tiết vào mùa     mưa.
   + Tại trại giống: có thể là do việc trộn lẫn trong thức ăn tươi của tôm bố mẹ (như các loại ốc, hến…) hay nhiễm       trực tiếp từ tôm bố mẹ.
   + Tại ao nuôi: có thể gặp trường hợp này từ lúc thả tôm cho đến trươc lúc thu hoạch, do tôm giống bị nhiễm           bệnh hoặc do các vật chủ trung gian truyền bệnh.


Tình trạng phân trắng ngày càng nhiều và nổi trên mặt ao
Tình trạng phân trắng ngày càng nhiều và nổi trên mặt ao


  - Phương pháp phòng ngừa và xử lý bệnh:
   + Cần thả tôm với mật độ thích hợp (20-25con/m2).
   + Xử lý và chuẩn bị ao nuôi kỹ theo đúng kỹ thuật nuôi tôm chuyên nghiệp.
   + Không nên dùng thức ăn tươi: nghêu, sò,cá…
   + Chú ý quản lý môi trường, cần có biện pháp thay nước định kỳ.
   + Theo dõi tôm trong vó thường xuyên.
  - Đối với việc chuẩn bị ao nuôi:
   + Cải tạo ao sạch và nạo vét các chất bẩn ra khỏi ao.
   + Diệt khuẩn trong ao và nước và vật chủ trung gian có thể dùng: chlorine 30ppm, B.K.C 1-2ppm (cleaner - 80),      BMnO4 từ 2-3ppm, hạn chế cua vào ao, hạn chế ốc trong ao, khi tôm chết phải được vớt ra khỏi ao…
  - Quản lý ao nuôi trong quá trình nuôi:
   + Sử dụng vi sinh vật để cải tạo nước và ao nuôi.
   + Trộn men vi sinh đường ruột zymetin… vào thức ăn.
   + Cần bổ sung chất tạo kháng thể (immunoustimulants) và giảm tình trạng căng thẳng của tôm khi môi trường       nước vào ao thay đổi do chất lượng nước và tình trạng thời tiết của từng mùa như c-mix, betamin, mutagen, feed   coat. Cung cấp vitamin: cho ăn mỗi ngày 1 lần, cung cấp mutagen trong trường hợp tôm căng thẳng hoặc môi         trường thay đổi.

Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát:

Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát


 

 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT

Địa chỉ591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

0908 006 387