Phòng và điều trị các bệnh thường gặp ở tôm (Phần 1)

Trong quá trình nuôi tôm, tôm rất dễ gặp phải các bệnh như: đốm trắng, không lột vỏ, hội chứng taura… khiến tôm chết hàng loạt do đó việc phòng và điều trị các bệnh thường gặp ở tôm thông qua kỹ thuật nuôi tôm và phòng bệnh chuyên nghiệp là vấn

Ngày đăng: 05-09-2016

1,568 lượt xem

Bệnh đốm trắng

  - Tác nhân gây bệnh là White spot syndrome virus.

  - Các loài chịu tác động của bệnh này là tôm sú, tôm chân trắng, tôm lớt, tôm rảo, tôm rằn. Cụ thể là:

   + Dấu hiệu bệnh: dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh này là ở tôm xuất hiện những đốm trắng ở dưới vỏ (dễ nhìn      thấy nhất ở vỏ giáp đầu ngực). Những con tôm khi mắc bệnh thường nổi lên ở tầng mặt, bỏ ăn, hoạt động kém        và dạt vào bờ. Còn các phần phụ như râu, chân… bị tổn thương, cơ thể bị sinh vật bám nhiều bẩn và nhớt.

   + Con đường lây truyền của bệnh: bệnh chủ yếu lây truyền theo chiều ngang là chính. Bệnh lây truyền từ các loài    giáp xác như: tôm, ghẹ, cua còng… và đặc biệt lây lan nhanh trong ao khi tôm khỏe ăn phải thịt tôm bị bệnh. Mặt    khác, ấu trùng tôm giống ở giai đoạn sớm cũng có thể bị nhiễm virus nếu tôm bố mẹ mang mầm bệnh (lây lan          theo chiều dọc). Ở trong ao nuôi thì bệnh thường xuất hiện từ tháng thứ nhất trở đi. Theo kỹ thuật nuôi tôm          chuyên nghiệp khi bệnh bùng phát thì tỷ lệ chết cao và rất nhanh. Trong vòng từ 3-10 ngày sau khi phát bệnh          thì tôm chết hầu hết trong ao, có thể lên tới 100%.


Đốm trắng là một trong những bệnh lý thường gặp khi nuôi tôm
 

Đốm trắng là một trong những bệnh lý thường gặp khi nuôi tôm

Hội chứng Taura

  - Tác nhân gây bệnh là Taura syndrome virus (TVS).
  - Loài cảm nhiễm bệnh này là tôm chân trắng.
   + Dấu hiệu của bệnh: bệnh TVS có 3 giai đoạn là cấp tính, chuyển tiếp và mãn tính. Khi tôm mắc bệnh ở giai          đoạn cấp tính thì dấu hiệu rõ nhất là tôm bơi lờ đờ, trong ruột không có thức ăn, vỏ mềm. Đặc biệt, đuôi của tôm      phồng và có màu đỏ nên còn gọi là bệnh đỏ đuôi theo đúng kỹ thuật nuôi tôm chuyên nghiệp hướng dẫn. Trong      giai đoạn chuyển tiếp này ở tôm có các đốm đen trên biểu bì, tôm bị có thể có hoặc không bị phồng đuôi và              chuyển màu đỏ. Những con tôm nhiễm bệnh vượt qua thời kỳ cấp tính và chuyển tiếp sẽ chuyển sang giai đoạn      mãn tính. Ở giai đoạn này các dấu hiệu bệnh lý biến mất nhưng con tôm sẽ mang mầm bệnh đến hết cuộc đời.
   + Con đường lây truyền của bệnh: đây là bệnh thường gặp, đặc trưng ở loài tôm chân trắng. Bệnh thường có thể    lây truyền theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Bệnh xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn từ tôm post đến tôm trưởng      thành. Ở một số nơi bệnh bùng phát sau khi trời mưa to và kéo dài. Theo kỹ thuật nuôi tôm chuyên nghiệp khi        mắc bệnh tôm chết thường chìm xuống đáy. Còn khi thấy có tôm chết nổi lên thì có nghĩa là tôm chết chìm dưới      đáy ao có rất nhiều, tỷ lệ chết lớn đến 95%.


Tôm mắc phải hội chứng taura có tỷ lệ chết rất cao
Tôm mắc phải hội chứng taura có tỷ lệ chết rất cao

 

Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát:

Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát

 

 


 Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!

 MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!

 

Kythuatnuoitom.net


 

 

GỌI NGAY - 0908 006 387

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ - LẺ QUẠT NUÔI TÔM 

CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT

Địa chỉ591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

0908 006 387