Một số bệnh thường gặp ở cá và phương pháp phòng trị bệnh cho cá (Phần 2)
Bệnh đốm đỏ ở cá chép
- Phòng bệnh cho cá: Trong quá trình nuôi phải thỏa mãn những điều kiện sống tối thiểu của cá. Không nuôi với mật độ quá dày, cho cá ăn đầy đủ hợp vệ sinh; cần phải thường xuyên vệ sinh ao hồ. Dùng dung dịch đồng sunfat cho xuống ao hoặc cho vào túi treo gần chỗ cho cá ăn với nồng độ 0,5 – 0,7ppm để tiêu diệt ký sinh trùng ở mang và những vạch mở đường cho vi trùng xâm nhập vào cơ thể cá.
- Trị bệnh: Dùng kháng sinh Tetracyline và Biomycyl trộn vào thức ăn rồi ép từng viên, phơi khô cho cá ăn với liều lượng 1gr thuốc cho 40 – 50kg cá/ngày. Cho ăn liên tục 5 – 7 ngày; hoặc dùng sunfatiagin trộn vào thức ăn với liều lượng 1gr thuốc/10kg cá/ngày, cũng cho ăn liên tục 5 – 7 ngày. Dùng cồn i-ốt bôi trực tiếp vào vết thương.
Hội chứng lở loét ở cá (Epizootic Ulcerative Syndrome)
- Nguyên nhân gây bệnh: Hội chứng dịch lở loét ở cá là một bệnh rất nguy hiểm, lây lan nhanh và xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện hầu hết trong cá nước, trên các loài cá như: trắm cỏ, chép, rô phi, mè, trê. Nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp với các tác nhân truyền nhiễm gồm virus, vi trùng, nấm và cả ký trùng. Virus được xem như là tác nhân nguyên phát của bệnh. Các nhà khoa họa đã phát hiện được virus có tên Rhabdovirus trên cá bệnh. Virus này chỉ xuất hiện vào giai đoạn đầu của bệnh, làm kìm hãm hệ thống miễn dịch, từ đó làm cá dễ mẫn cảm với các mầm bệnh khác. Sau đó virus bị tiêu diệt trước khi xuất hiện triệu chứng lở loét.
Vi khuẩn: Một số loài vi khuẩn gây bệnh được phân lập trên cá bao gồm: Aeromonas hydrophyla, Aeromonas sobria, Pseudomonas fluorescens, Flavobacterium sp, Micrococcus sp, Vibrio sp, Nocardia sp...
Nấm: Nấm không phải là tác nhân gây bệnh, song sự cảm nhiễm nấm sẽ làm gia tăn mức độ trầm trọng của bệnh, tăng tỷ lệ chết. Một số loài nấm được phân lập từ vết loét của cá thuộc giống Aphanamyces, Achlya và Saprolegnia.
Các yếu tố khác bao gồm vài loại ký sinh trùng đơn bào, đa bào, các yếu tố về môi trường như: nhiệt độ nước không thích hợp, sự ô nhiễm nguồn nước hoặc thiếu dinh dưỡng cũng góp phần gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.
- Triệu chứng: Hiện nay có trên 100 loài cá mẫn cảm với bệnh, bao gồm cá trong tự nhiên, cá nuôi nước ngọt và cá nuôi nước lợ. Triệu chứng bệnh gồm có: Da trở nên sậm màu, trên thân, đầu, vây, đuôi xuất hiện các đốm màu xám, trắng hoặc đỏ rồi hình thành vết loét. Các vết loét lan rộng dần, có khi ăn sâu đến xương, vảy bị rụng…
- Thời gian mắc bệnh thay đổi tùy thuộc vào loài cá, khí hậu và chất lượng nước. Bệnh thường xảy ra khi nguồn nước có nhiệt độ thấp (từ tháng 11 đến tháng 12 âm lịch).
- Phòng bệnh cho cá: Nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh chung như: dọn tẩy ao, phơi đáy ao, bón vôi Ca(OH)2 với liều 7 – 10kg/100m2 để tiêu diệt mầm bệnh. Quản lý tốt chất lượng nước trong ao nuôi. Chọn giống tốt, khỏe mạnh. Cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Nên trộn liên tục các loại thuốc bổ vào thức ăn để cá luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng 3 các căn bệnh
- Điều trị: Dùng các loại kháng sinh như: Kana – Ampicol, Coli – Neoflum, trộn vào thức ăn theo liều lượng hướng dẫn, liên tục trong 5 – 7 ngày. Trên cá con, có thể dùng muối ăn (NaCl) nồng độ 2 – 3%, tắm trong 3 – 10 phút hoặc dùng formalin nồng độ 500ppm (500ml/m3 nước), tắm trong 10 – 15 phút. Đối với cá lớn, dùng formalin nồng độ 150ppm, tắm trong 30 – 45 phút.
Bệnh thối vây (Columnaris Disease)
- Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Flexibacter columnaris, gram âm gây ra.
- Triệu chứng: Thường trong điều kiện nhiệt độ nước ao thấp (từ 15oC trở xuống), trước đó cá bị stress hoặc thiếu dinh dưỡng sẽ mắc bệnh. Đầu tiên ở phần đầu hoặc vây xuất hiện các đốm trắng. Vi khuẩn sau đó xâm nhập vào sâu bên trong gây tổn thương mang và các mô dưới da, làm da chuyển sang màu nâu hoặc tạo vết loét, vẩy và phần rìa vây thường chuyển sang màu trắng, sau đó vây có thể bị rụng. Bên ngoài vết loét phủ một lớp màu trắng như nấm.
Vi trùng sau đó xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu, tiết chất độc làm cá chết hàng loạt
- Phòng bệnh cho cá: Tháo cạn nước ao, rải vôi với liều lượng 7 – 10kg/100m2 và phơi ao 5 – 7 ngày trước khi cho nước vào ao và thả cá giống. Nên trộn các loại vitamin, khoáng, thuốc bổ liên tục vào trong thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá. Cứ khoảng 2 tuần nên dùng một đợt thuốc kháng sinh như: Kna – Ampicol, Coli – Neoflum, Kaneoquine – ade trộn vào thức ăn. Cho ăn liên tục trong 3 ngày.
- Điều trị: Dùng các loại kháng sinh trộn vào thức ăn như: Kana – Ampicol, Coli – Neoflum, Kaneoquine – ade, Coli – Fac, Bioflum, F – 2, Bio – Flox, Enro – Colistin, Enro – Ampitrim. Cho ăn liên tục trong 5 – 7 ngày. Kết hợp dùng muối ăn (NaCl) nồng độ 2 – 3%, tắm cá trong 3 – 10 phút.
Bệnh trùng bánh xe do một số loài trùng bánh xe thuộc ba giống: Trichodinosis, Tripartiella và Trichodinella gây nên do đó việc phòng bệnh cho cá cần được tích cực thực hiện: Một số bệnh thường gặp ở cá và phương pháp phòng trị bệnh cho cá (Phần 3) |
Bệnh trắng đuôi
- Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Pseudomonas dermoabla gây ra. Vi khuẩn tấn công vào da khi trên da cá bị tổn thương.
- Triệu chứng: Đầu tiên ở phần cán đuôi xuất hiện một điển trắng, sau đó lan dần về phía trước đến vây lưng và vây hậu môn. Sau cùng cả đoạn thân sau của cơ thể đều có màu trắng nên gọi là bệnh trắng đuôi. Da cá bị xuất huyết, đặc biệt là phần gốc hoặc toàn bộ vây đuôi, vảy bị rụng. Các tia vây bị rách và cụt dần. Cá bệnh ăn ít, hoạt động yếu, lờ đờ, chậm chạp, đuôi cứng dần. Sau cùng cả phần thân sau cũng trở nên cứng. Cá nằm ngay trên mặt nước, đuôi ve vẩy yếu ớt. Trường hợp bệnh nặng, cá treo phần đuôi trên mặt nước, đầu cắm xuống đáy, sau đó cá chìm dần rồi chết. Thời gian từ khi mắc bệnh đến lúc chết rất ngắn, chỉ 2 – 3 ngày.
Cá giống thường mẫn cảm với bệnh cao hơn cá thịt, nhất là khi trên da bị tổn thương
- Phòng bệnh cho cá: Thận trọng khi đánh bắt cá như dùng lưới thích hợp để tránh xây xát. Nên đánh bắt cá lúc trời mát. Chọn giống khỏe mạnh, quản lý tốt chất lượng nước trong ao nuôi. Nên trộn các loại khoáng chất, vitamin, thuốc bổ vào trong thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá. Cứ khoảng 2 tuần nên dùng một đợt thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn. Cho ăn liên tục trong 3 ngày.
- Điều trị: Đối với cá thịt: Trộn Kana – Ampicol, colineoflum, Kaneoquine – ade, Coli – fac, Bioflum, F – 2, Bio – flox, Enro – Colistin, Enro – Ampitrim vào thức ăn theo liều chỉ dẫn liên tục trong 5 – 7 ngày. Nên trộn thêm các loại thuốc bổ vào thức ăn để cá mau lành bệnh.
Để cá có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt tạo oxy chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới: |
Xem thêm